Tại cuộc thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona, do Tổng Hội Y học Việt Nam tổ chức ngày 21/11, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, phần lớn người lớn trên 40 tuổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều mang virus zona trong người, từ đó gây nên tỷ lệ mắc zona ở khu vực này cao.
"Trung bình cứ 3 người lớn trưởng thành có một người có nguy cơ mắc zona. Nguy cơ tăng cao từ tuổi 50 liên quan miễn dịch cơ thể, với 90% người ở lứa tuổi này có virus gây bệnh zona trong người", GS Kính cho biết.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, phần lớn người lớn trên 40 tuổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều mang virus zona trong người.
GS Kính cho biết, hệ miễn dịch suy giảm dần theo thời gian được gọi là quá trình lão hóa miễn dịch, khiến cơ thể ngày càng dễ bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh. Tình trạng lão hóa miễn dịch trở nên rõ rệt, nghiêm trọng hơn theo độ tuổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe.
GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam chia sẻ, zona là một trong những bệnh có thể gây ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đặc biệt với người có bệnh nền như đái tháo đường.
Zona không chỉ gây ra cơn đau dữ dội kéo dài mà còn liên quan đến mất kiểm soát đường huyết, thậm chí gây biến chứng cấp như nhiễm toan ceton, có thể ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh. Do đó, việc chủ động phòng ngừa zona là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ biến chứng ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường.
Bên cạnh các biện pháp dự phòng bệnh tật như tập thể dục, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh hay tầm soát bệnh mãn tính thì chủng ngừa đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao sức khỏe cho người lớn.
Hệ miễn dịch suy giảm dần theo thời gian được gọi là quá trình lão hóa miễn dịch, khiến cơ thể ngày càng dễ bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh Tình trạng lão hoá miễn dịch trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn theo độ tuổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe.
Theo nghiên cứu cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu (VZV) tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Đáng chú ý, đau dây thần kinh sau zona thường có thể kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị zona ở mắt) hay mất thính lực.5 Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa zona và tim mạch như là đột quỵ.
Theo Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người từ 18-69 tuổi mắc bệnh mạn tính, chủ yếu là bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư.6 Đây được xem là nhóm dân số có nguy cơ mắc zona cao hơn cùng với những biến chứng nặng nề hơn.5
Bệnh zona, còn được gọi là herpes zoster (HZ), gây ra do sự tái hoạt động của virus varicella-zoster (VZV), cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Đây là căn bệnh phổ biến, khiến người bệnh rất đau đớn, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và kéo dài. Người bệnh zona thường có các biểu hiện cấp tính như phát ban dạng mụn nước gây đau, ngứa, hoặc cảm giác châm chích ở một bên cơ thể.5 Thời gian phát bệnh kéo dài 2-4 tuần và có thể thường rất đau.
Các triệu chứng và biến chứng của bệnh zona có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng, đặc biệt ở người già và người suy giảm miễn dịch. Không những vậy, bệnh zona còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải, và tạo gánh nặng kinh tế cho ngành y tế và xã hội.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, cho biết, hiện nay có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể được phòng ngừa bằng vắc-xin. Đây được xem là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả với hồ sơ đánh giá an toàn. Việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm từ sớm sẽ góp phần làm giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm gánh nặng cho ngành y tế.