Nhiều năm trước đây, chúng ta hiếm khi gặp hay nghe nhắc tới bệnh tiểu đường. Đến ngày nay, căn bệnh này đã trở nên quá phổ biến và không ai còn cảm thấy xa lạ khi nghe nhắc tới. Được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng", số lượng người mắc đang bệnh tiểu đường ngày càng tăng nhanh chóng, tuổi của bệnh nhân ngày càng trẻ.
Theo số liệu năm 2019, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường toàn cầu ước tính là 9,3% (463 triệu người), sẽ tăng thêm 10,2% (578 triệu) vào năm 2030.
Khi bị chẩn đoán mắc đái tháo đường (tiểu đường) ở tuổi 40, tuổi thọ nam giới giảm trung bình 5,8 năm. Tuổi thọ nữ giới giảm trung bình 6,8 năm, bật tầm quan trọng của việc phòng ngừa ban đầu bệnh tiểu đường.
Tại Việt Nam, ở nhóm tuổi 20-79 tỷ lệ đái tháo đường là 5,7%, rối loạn dung nạp glucose (IGT) là 8,2%, 53,4% chưa được chẩn đoán.
Một trong những đặc điểm của bệnh tiểu đường là đường huyết cao. Nếu không có sự theo dõi đặc biệt trong sinh hoạt thì không dễ phát hiện ra đường huyết cao, lâu dần sẽ gây hại cho sức khỏe, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Đường huyết cao có nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn giá trị bình thường, vậy mức đường huyết bình thường là bao nhiêu? Giá trị đường huyết lúc đói của người bình thường là 3,9-6,1mmol/l, và nồng độ đường huyết lúc đói vượt quá 6,1mmol/L được gọi là tăng đường huyết. Hầu hết chúng ta không có thói quen đến bệnh viện để khám sức khỏe thường xuyên, hoặc khoảng thời gian giữa các lần khám sức khỏe quá dài dẫn đến lượng đường trong máu cao mà không nhận ra.
Thực tế, tình trạng tăng đường huyết không phải là vô hình. Khi đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ xuất hiện thêm 6 dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết. Nếu bạn không có 6 biểu hiện sau đây thì xin chúc mừng, có nghĩa là đường huyết của bạn tương đối ổn định.
1. Mệt mỏi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy kiệt thể lực. Tuy nhiên, nếu cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng cả ngày, đồng thời phần thân dưới, thắt lưng, đầu gối và hai bắp chân đặc biệt yếu thì cần chú ý, đó có thể là do lượng đường trong máu cao.
2. Thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều
Người có lượng đường trong máu cao không chỉ tăng số lần đi tiểu mà còn tăng lượng nước tiểu (đa niệu), có thể đi tiểu hơn 20 lần trong 24 giờ, lượng nước tiểu có thể lên tới 2-3 lít, thậm chí 10 lít. Bạn cũng có thể để ý thấy có nhiều bọt trong nước tiểu, vết bẩn có màu trắng và dính. Đa niệu là do lượng đường trong máu tăng vượt quá ngưỡng glucose của thận (8,9-10mmol/L), lượng đường bài tiết qua nước tiểu nhiều hơn nên tần suất và khối lượng nước tiểu tăng lên.
3. Rất dễ khát
Đi tiểu nhiều sẽ làm giảm hàm lượng nước trong cơ thể, khi tổng hàm lượng nước trong cơ thể giảm từ 1 đến 2% sẽ gây ra hiện tượng hưng phấn trung tâm hành não và sinh ra hiện tượng sinh lý là muốn uống nước và cực kỳ khát.
4. Tăng cảm giác thèm ăn và giảm cân
Người bị tăng đường huyết có lượng đường trong máu cao, đường glucose không được cơ thể hấp thụ và sử dụng mà bị mất đi qua nước tiểu, do đó cơ thể chỉ có thể cung cấp năng lượng bằng cách phân hủy chất béo và chất đạm, dẫn đến giảm cân, mệt mỏi và khả năng miễn dịch suy giảm.
5. Nhìn mờ
Nhiều bệnh nhân khi đường huyết tăng cao sẽ bị mờ mắt mà nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng dịch trong máu tăng bất thường. Khi lượng đường huyết tăng cao bất thường sẽ làm cho nhãn cầu bị nghiêng và ánh sáng vào mắt sẽ bị méo. Hiện tượng xoắn, vặn có thể dẫn đến giảm thị lực và mờ mắt. Vì vậy, khi bị mờ mắt, bạn đừng chỉ nghĩ rằng vấn đề ở mắt mà hãy xem xét xem có phải do lượng đường huyết cao hay không.
6. Luôn cảm thấy rất đói
Đặc điểm dễ nhận thấy của những người có lượng đường trong máu cao là dễ cảm thấy đói. Nguyên nhân chủ yếu là do đường trong cơ thể đào thải ra nước tiểu, lượng đường trong máu không thể đưa vào các tế bào cơ thể, một lượng lớn đường bị mất đi, dẫn đến năng lượng cho tế bào không đủ. Lúc này, tín hiệu kích thích thiếu đường trong tế bào liên tục được truyền đến não để não phát ra tín hiệu "đói".
Tăng đường huyết là một trong những đặc điểm cơ bản của tất cả các loại bệnh tiểu đường, nhưng cũng có thể là do nguyên nhân khác
Tăng đường huyết chỉ có thể chỉ ra rằng đường huyết trong cơ thể con người cao. Trong trường hợp bình thường, tình trạng này sẽ không có phản ứng bất lợi nào nhưng nếu để kéo dài thì sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Ngoài các loại bệnh tiểu đường khác nhau, những lý do phổ biến khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao là:
- Ăn quá nhiều, đặc biệt là đồ ngọt hoặc đồ uống có đường;
- Béo phì quá mức;
- Áp lực tinh thần hoặc cảm xúc quá mức;
- Uống rượu có thể gây hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết;
- Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như prednisone, dexamethasone và các loại thuốc khác có thể gây ra lượng đường trong máu cao, hoặc dùng một số loại si-rô ho nhất định;
- Mắc một số bệnh mãn tính về gan như xơ gan, viêm gan mãn tính, gan nhiễm mỡ… và các bệnh về hệ thần kinh trung ương như vỡ xương sọ, bệnh não, màng não… làm tăng áp lực nội sọ;
- Tăng đường huyết cũng có thể xảy ra vì một số lý do chức năng, chẳng hạn như: tăng đường huyết trong chế độ ăn, tăng phân hủy glycogen ở gan, các bệnh chuyển hóa, nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ, chấn thương nặng, điên loạn, xuất huyết và các trạng thái căng thẳng khác.
Vì vậy, đường huyết cao không hẳn là bệnh tiểu đường mà là dấu hiệu báo trước cho bệnh tiểu đường. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng đường huyết cao, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất.