Đây là câu chuyện được Tiến sĩ tiết niệu Wang chia sẻ trên Tạp chí Y tế (Trung Quốc).
Anh Ngô, 40 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh viêm thận mãn tính vài năm trước, bác sĩ khuyên anh nên điều trị. Tuy nhiên, anh cảm thấy mình không có vấn đề gì lớn nên từ chối yêu cầu của bác sĩ, và anh cũng vẫn không chú ý kiểm soát bản thân, thường xuyên hút thuốc, uống rượu và thức đêm làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Gần đây, anh phát hiện ra chi dưới của mình bắt đầu có biểu hiện phù nề, đồng thời anh cũng có những biểu hiện rõ ràng về đường tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn và nôn mửa. Anh tự chữa trị tại nhà được vài ngày nhưng không có tác dụng gì mà thậm chí phù nề còn lan ra toàn thân. Để làm rõ nguyên nhân gây bệnh, anh đã cùng gia đình đến bệnh viện điều trị.
Ảnh minh họa
Sau khi khám sức khỏe xong, bác sĩ đề nghị anh Ngô đi kiểm tra nước tiểu và máu, chức năng thận và siêu âm B. Kết quả cho thấy anh có thân nhiệt 36,7 độ C, huyết áp 121/80, cao 183cm, nặng 80kg. Bệnh nhân phù toàn thân nặng, nước tiểu thường thấy protein niệu 2+, chức năng thận bị tổn thương nặng, giảm mức lọc cầu thận và độ thanh thải creatinin nội sinh. Siêu âm B cho thấy thận giảm (kích thước) nhiều, thận trái 75x38mm, thận phải 70x39mm. Creatinin huyết thanh 560. Có thể được chẩn đoán là nhiễm độc niệu.
Trước đó, anh Ngô bị viêm thận mãn tính nhiều năm không được điều trị, cộng với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không điều độ, có nhiều thói quen xấu dẫn đến tăng gánh nặng cho thận, sau khi có triệu chứng rõ ràng không đi khám kịp thời, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Hình ảnh siêu âm B của anh Ngô
Anh Ngô tỏ ra không tin vào kết quả khám, anh rõ ràng chị bị một căn bệnh viêm thận nhỏ, tại sao lại phát ra bệnh nhiễm độc niệu?
Bác sĩ giải thích: "Bản thân bệnh viêm thận mãn tính lâu ngày thận đã bị tổn thương ở một mức độ nhất định và anh cũng chưa được điều trị chính thức. Nếu trong cuộc sống anh gặp phải những trường hợp nhiễm vi rút, vi khuẩn như viêm amidan, chúng sẽ trực tiếp tác động lên thận và gây nhiễm trùng thận".
Anh Ngô đáp: "Nhưng tôi chưa bao giờ bị viêm ở khu vực này!".
Bác sĩ nói: "Hút thuốc lá lâu ngày cũng là một trong những tác nhân gây nhiễm độc niệu. Anh hút 3 bao thuốc/ngày, đi nhậu và giao lưu ít nhất 2 lần/tuần, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thận, khiến các chất độc trong cơ thể tích tụ lại, gánh nặng cho thận tăng lên thì đương nhiên thận sẽ làm việc kém hiệu quả. Thêm nữa, anh thận tốt không, cơ thể mệt mỏi quá nhưng lại không nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên thức khuya cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thận".
Anh Ngô phải chạy thận để duy trì sự sống suốt phần đời còn lại
Để điều trị, có lẽ anh Ngô phải chạy thận suốt phần đời còn lại của mình.
Qua câu chuyện này, bác sĩ nhắc nhở: "Thực ra không phải là nhiễm độc niệu không có triệu chứng mà là tất cả các triệu chứng đều bị chúng ta bỏ qua. Cũng giống như khi bệnh nhân mắc bệnh tiền nhiễm độc niệu, bệnh nhân bị kém ăn, chán ăn, điều này sẽ dẫn đến cân nặng sụt giảm mạnh và nước tiểu trở nên vàng hơn, thậm chí lượng nước tiểu giảm đi rõ rệt, muốn đi tiểu rất khó khăn. Một số bệnh nhân còn xuất hiện hiện tượng phù nề toàn thân chứng tỏ chức năng thận đang có vấn đề rất nặng, nước trong người không thể thoát ra ngoài được.
Nói thật là rất dễ nhầm lẫn nên tôi mới nói là nhiễm độc niệu ban đầu nói chung không cảm nhận được, nhưng một khi đã phát triển thành nhiễm độc huyết thì có nghĩa là khoảng 90% chức năng của thận bị phá hủy, và ảnh hưởng đến cơ thể có thể dễ nhận biết. Ngoài những triệu chứng điển hình trên, người bệnh còn có thể bị vàng da, mệt mỏi toàn thân, thậm chí ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Nếu những tình trạng này xảy ra thì cần đặc biệt lưu ý".
Nguồn và ảnh: Kknews