Người đàn ông tử vong sau khi bị tiêu chảy vì ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh, bác sĩ cảnh báo 4 loại thực phẩm để qua đêm tiếc mấy cũng không nên dùng lại

Bị tiêu chảy nặng trong gần 1 tuần, người đàn ông 45 tuổi ở Trung Quốc được đưa đến bệnh viện để truyền dịch thì bất ngờ ngất xỉu, ngừng thở, ngưng tim. Nguyên nhân là do tiêu thụ thức ăn thừa để qua đêm trong tủ lạnh.

Một người đàn ông 45 tuổi ở Giang Tô (Trung Quốc) bị tiêu chảy nặng sau khi ăn những món ăn nguội bỏ tủ lạnh qua đêm. Thời gian đầu, ông này bị tiêu chảy 4-5 lần một ngày nhưng lại không quan tâm và nghĩ rằng mọi thứ sẽ ổn. Sau đó, khi bị tiêu chảy hơn chục lần mỗi ngày, người đàn ông mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên đến bệnh viện để truyền dịch.

Tuy nhiên, trong quá trình truyền dịch, người đàn ông đột ngột ngất xỉu, cuối cùng nhịp tim và nhịp thở ngừng lại, tử vong sau khi được cấp cứu.

Người đàn ông tử vong sau khi bị tiêu chảy vì ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh, bác sĩ cảnh báo 4 loại thực phẩm để qua đêm tiếc mấy cũng không nên dùng lại - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bác sĩ phân tích, người này thường xuyên bị tiêu chảy có thể liên quan đến việc ăn các món ăn nguội để trong tủ lạnh qua đêm gây ra bệnh viêm ruột cấp tính. Triệu chứng tiêu chảy thường xuyên gây ra sự mất cân bằng điện giải của cơ thể, sau đó phát triển thành nhiễm toan nặng, tăng kali máu, cuối cùng dẫn đến tử vong.

Bạn có thể ăn một ít thức ăn thừa không? Tất nhiên, nói một cách tổng thể, khả năng tử vong do ăn thức ăn thừa là không cao, nhưng không có nghĩa là không có. Thức ăn thừa có thể có nhiều vi khuẩn khác nhau, có thể gây nhiễm khuẩn và gây tiêu chảy nặng sau khi ăn. Trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới do Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 2019, tiêu chảy đứng thứ 8.

Tiêu chảy nghiêm trọng hơn bạn tưởng

Tiêu chảy là điều phổ biến nhất trong cuộc sống. Nhiều người từng trải nên có thể không đồng tình và cho rằng không phải cứ ăn đồ kém chất lượng, tiêu chảy (đi ngoài) xong là hết. Trên thực tế, tiêu chảy có thể giết chết bạn trong vài phút.

Tiêu chảy chủ yếu được chia thành 2 loại:

- Tiêu chảy mãn tính: thường gặp trong viêm teo dạ dày mãn tính, viêm loét đại tràng, viêm túi mật mãn tính…

- Tiêu chảy cấp: Hầu hết liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm do ăn thức ăn lạnh hoặc thức ăn hư hỏng. Ngoài ra, nó cũng liên quan đến việc lạm dụng thuốc kháng sinh, ăn cá nóc và nhiễm độc túi mật, thực phẩm chứa asen, chì và thủy ngân gây ngộ độc.

Trường hợp tiêu chảy gây tử vong thường gặp là tiêu chảy cấp, phân tiết ra ngoài là phân lỏng, có thể tới khoảng 3000ml. Trong trường hợp bình thường, chất lỏng trong cơ thể nam giới chiếm 60% trọng lượng cơ thể và nữ giới chiếm 40% trọng lượng cơ thể, hàng ngày uống 2000-2500ml nước, sau đó thải ra khỏi cơ thể qua mồ hôi, nước tiểu, phân... có thể đạt được sự cân bằng.

Người đàn ông tử vong sau khi bị tiêu chảy vì ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh, bác sĩ cảnh báo 4 loại thực phẩm để qua đêm tiếc mấy cũng không nên dùng lại - Ảnh 2.

Vì vậy, khi bị tiêu chảy cấp gây mất một lượng lớn nước và điện giải trong cơ thể, nếu không được bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến mất nước và điện giải, làm rối loạn ý thức, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây tử vong.

Đối với người cao tuổi, cần đặc biệt chú ý đề phòng tiêu chảy cấp. Vì người cao tuổi nói chung thường có các bệnh về tim mạch, mạch máu nên khi bị tiêu chảy cấp sẽ tăng nguy cơ biến chứng như hạ đường huyết và các bệnh tim mạch, mạch máu não, nguy hiểm đến tính mạng.

Ví dụ, nó có thể gây tắc nghẽn mạch máu và nhồi máu cơ tim. Tiêu chảy sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, giảm lượng máu nuôi toàn cơ thể, làm máu đặc hơn, máu chảy chậm lại, hình thành huyết khối, tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời, lượng máu chảy qua tim cũng sẽ giảm dẫn đến tình trạng tưới máu cho tim không đủ dẫn đến thiếu máu cơ tim. Đối với người cao tuổi mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não như tăng huyết áp và bệnh mạch vành dễ xảy ra nhồi máu cơ tim cấp.

Ngoài ra, nó có thể gây rối loạn nhịp tim. Khi bị tiêu chảy, không chỉ nước trong cơ thể bị mất nhiều mà natri, kali, canxi, magie và các nguyên tố khác của cơ thể cũng bị mất theo. Vai trò của các yếu tố này chủ yếu là duy trì sự cân bằng axit-bazơ trong máu, chức năng dẫn truyền thần kinh và nhịp tim. Nếu hao hụt quá nhiều sẽ gây rối loạn tim mạch, đối với bệnh tim mạch của người già còn sinh ra nguy hiểm đến tính mạng.

4 món ăn không nên dùng lại sau khi để qua đêm

Có thể thấy trường hợp người đàn ông ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh dẫn đến tiêu chảy, cuối cùng tử vong là một đòn đánh mạnh tới tâm lý của nhiều người, đặc biệt là những người cao tuổi - đối tượng thường có tâm lý tiết kiệm, thói quen tích trữ thức ăn thừa. Điều đó có nghĩa là những món ăn để qua đêm không thể ăn được?

Trên thực tế, các thí nghiệm đã chỉ ra rằng một số món ăn để qua đêm là có thể ăn được, nhưng nên ăn càng ít càng tốt. Ngoài ra, cần lưu ý không được ăn những món này để qua đêm:

1. Rau lá xanh

Hàm lượng nitrat trong rau lá xanh tương đối cao, sau một thời gian nitrat sẽ bị khử thành nitrit, có thể gây ung thư cho cơ thể người. Ngoài ra, sau nhiều lần đun nóng, vitamin chứa trong đó không còn lại nhiều, không còn dinh dưỡng nên cố gắng không để qua đêm các loại rau lá xanh đã qua chế biến.

Người đàn ông tử vong sau khi bị tiêu chảy vì ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh, bác sĩ cảnh báo 4 loại thực phẩm để qua đêm tiếc mấy cũng không nên dùng lại - Ảnh 3.

2. Nấm, mộc nhĩ đã ngâm

Nếu nấm và mộc nhĩ đã ngâm trong nước thì không nên để lâu, đặc biệt không để qua đêm bởi nó có thể sinh ra một lượng lớn nitrit. Ăn một lượng nhỏ chất này có thể gây hại cho sức khỏe của gan, gây ngộ độc, nặng thì nó âm thầm nuôi dưỡng tế bào ung thư gan phát triển trong cơ thể.

3. Trứng luộc lòng đào

Trứng luộc lòng đào chưa được tiệt trùng hoàn toàn, để lâu rất dễ sinh vi khuẩn, sau khi ăn xong dễ gây tiêu chảy. Nếu là trứng chín kỹ, có thể bảo quản ở nhiệt độ thấp và ăn qua đêm.

Người đàn ông tử vong sau khi bị tiêu chảy vì ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh, bác sĩ cảnh báo 4 loại thực phẩm để qua đêm tiếc mấy cũng không nên dùng lại - Ảnh 4.

4. Sữa đậu nành

Thời hạn sử dụng của sữa đậu nành rất ngắn, không thích hợp để bảo quản lâu, nên uống càng sớm càng tốt, nếu không số lượng khuẩn lạc sẽ tăng lên rất nhiều và gây hư hỏng. Nói chung, không uống sữa đậu nành đã được bảo quản trong hơn 12 giờ.

Người đàn ông tử vong sau khi bị tiêu chảy vì ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh, bác sĩ cảnh báo 4 loại thực phẩm để qua đêm tiếc mấy cũng không nên dùng lại - Ảnh 5.