Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm nay |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm nay |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +9.465 | 723.962 | 17.982 | 236 | |
1 | TP.HCM | +5.052 | 358.707 | 13.853 | 175 |
2 | Bình Dương | +2.764 | 190.257 | 1.773 | 37 |
3 | Đồng Nai | +760 | 43.122 | 430 | 6 |
4 | Long An | +190 | 31.231 | 385 | 7 |
5 | Kiên Giang | +163 | 4.857 | 45 | 0 |
6 | An Giang | +109 | 4.037 | 38 | 0 |
7 | Tây Ninh | +86 | 7.342 | 120 | 2 |
8 | Tiền Giang | +67 | 13.531 | 352 | 1 |
9 | Cần Thơ | +53 | 5.303 | 91 | 0 |
10 | Đắk Nông | +33 | 667 | 1 | 0 |
11 | Đắk Lắk | +25 | 1.741 | 7 | 0 |
12 | Khánh Hòa | +20 | 7.601 | 98 | 0 |
13 | Quảng Bình | +20 | 1.533 | 2 | 0 |
14 | Đồng Tháp | +19 | 8.155 | 250 | 0 |
15 | Hà Nam | +14 | 126 | 0 | 0 |
16 | Bình Định | +9 | 1.157 | 12 | 1 |
17 | Thừa Thiên Huế | +9 | 814 | 11 | 0 |
18 | Ninh Thuận | +9 | 868 | 8 | 0 |
19 | Bình Phước | +8 | 1.166 | 7 | 0 |
20 | Bình Thuận | +7 | 3.031 | 59 | 2 |
21 | Cà Mau | +7 | 325 | 4 | 0 |
22 | Bạc Liêu | +7 | 369 | 1 | 0 |
23 | Phú Yên | +6 | 2.993 | 34 | 0 |
24 | Hà Nội | +5 | 4.190 | 56 | 2 |
25 | Quảng Nam | +5 | 612 | 5 | 0 |
26 | Quảng Ngãi | +4 | 1.155 | 1 | 0 |
27 | Đà Nẵng | +3 | 4.887 | 65 | 0 |
28 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +3 | 4.099 | 46 | 3 |
29 | Trà Vinh | +2 | 1.454 | 16 | 0 |
30 | Quảng Trị | +2 | 176 | 1 | 0 |
31 | Gia Lai | +2 | 538 | 2 | 0 |
32 | Hải Dương | +1 | 168 | 1 | 0 |
33 | Thanh Hóa | +1 | 434 | 3 | 0 |
34 | Phú Thọ | 0 | 22 | 0 | 0 |
35 | Điện Biên | 0 | 61 | 0 | 0 |
36 | Nam Định | 0 | 52 | 1 | 0 |
37 | Hà Giang | 0 | 28 | 0 | 0 |
38 | Vĩnh Phúc | 0 | 233 | 3 | 0 |
39 | Hải Phòng | 0 | 27 | 0 | 0 |
40 | Hòa Bình | 0 | 16 | 0 | 0 |
41 | Quảng Ninh | 0 | 9 | 0 | 0 |
42 | Yên Bái | 0 | 3 | 0 | 0 |
43 | Bắc Kạn | 0 | 5 | 0 | 0 |
44 | Lai Châu | 0 | 1 | 0 | 0 |
45 | Lào Cai | 0 | 104 | 0 | 0 |
46 | Tuyên Quang | 0 | 2 | 0 | 0 |
47 | Thái Nguyên | 0 | 15 | 0 | 0 |
48 | Lạng Sơn | 0 | 212 | 1 | 0 |
49 | Bến Tre | 0 | 1.869 | 67 | 0 |
50 | Hà Tĩnh | 0 | 447 | 5 | 0 |
51 | Nghệ An | 0 | 1.810 | 15 | 0 |
52 | Lâm Đồng | 0 | 280 | 0 | 0 |
53 | Vĩnh Long | 0 | 2.144 | 58 | 0 |
54 | Hậu Giang | 0 | 510 | 2 | 0 |
55 | Sơn La | 0 | 252 | 0 | 0 |
56 | Hưng Yên | 0 | 294 | 1 | 0 |
57 | Thái Bình | 0 | 76 | 0 | 0 |
58 | Kon Tum | 0 | 29 | 0 | 0 |
59 | Bắc Giang | 0 | 5.822 | 14 | 0 |
60 | Bắc Ninh | 0 | 1.894 | 14 | 0 |
61 | Sóc Trăng | 0 | 1.020 | 24 | 0 |
62 | Ninh Bình | 0 | 79 | 0 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
36.239.453
Số mũi tiêm hôm qua
468.267
Chuyến “du lịch nghỉ dưỡng ngắn hạn” không bao giờ quên
“Tôi vẫn còn nhớ như in ngày hôm ấy, cách đây đã gần 3 tháng, ngày mà tôi bất ngờ nhận được lệnh triệu tập vào lực lượng tuyến đầu chống dịch ở TP. Hồ Chí Minh.
Ngày đi, danh sách các thành viên trong đoàn là những gì chúng tôi có. Lúc ấy, không ai biết địa điểm công tác cũng như ngày trở về là khi nào. Thực ra, thời điểm đó, tôi có chút lo lắng nhưng rồi lại lạc quan nghĩ, chắc có thể đây chỉ là chuyến “du lịch nghỉ dưỡng ngắn hạn” vì khi đó tình hình dịch ở TP.HCM cũng chưa căng thẳng nhiều. Phần khác, tôi lại thấy rất vui và tự hào vì được lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện tin tưởng giao phó vị trí trưởng đoàn công tác… Nhưng khi đặt chân đến Bệnh viện Dã chiến số 3, tôi mới cảm thấy áp lực bắt đầu trĩu nặng trên đôi vai mình.
Bệnh viện Dã chiến số 3 được UBND TP. Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập vào ngày 7/7/2021 thì ngay hôm sau, 45 thành viên đoàn công tác chúng tôi đã có mặt tại đây và bắt tay vào công việc. Sau khi dọn dẹp phòng ốc và nghỉ ngơi, chuyến công tác của chúng tôi mới thực sự bắt đầu…
Những ngày “khói lửa” của chuyến công tác
Do Bệnh viện Dã chiến số 3 thành lập và đưa vào hoạt động quá gấp rút nên không thể tránh khỏi sự thiếu sót về khâu tổ chức cũng như nhân lực, vật lực. Sau khi họp bàn 2 bên, chúng tôi quyết định chia 60 nhân viên y tế làm 4 ca 5 kíp (Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện 4 kíp và bệnh viện Lê Văn Thịnh 1 kíp), cách chia này nghe có vẻ lạ vì trước đây chúng tôi chỉ quen với cách chia 3 ca 4 kíp và nó gần như đã trở thành khuôn mẫu tại các bệnh viện. Cách chia mới này do anh Lê Văn Hùng - Điều dưỡng trưởng của đơn vị đề xuất vừa hợp tình lại có lý, đảm bảo sức khỏe cho anh chị em khi làm việc.
BS Lê Đức Thành Nhân, Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện.
Do nhân lực khiêm tốn, nên ngoài giờ trực các bác sĩ phải kiêm nhiệm thêm các bệnh phòng và làm hồ sơ sổ sách cùng với sự giúp đỡ của các bạn điều dưỡng. 6 ngày đầu là những ngày thực sự “khói lửa”, lúc ấy chưa có đơn vị hậu cần nên khối lượng công việc rất lớn lại không thể san sẻ cho ai.
Tôi còn nhớ lúc ấy số bệnh nhân F0 chúng tôi nhận vào tăng đột biến theo ngày, nên việc dự trù thiếu suất ăn là việc khó tránh khỏi. Tuy nhiên, các y bác sĩ, điều dưỡng ai cũng đồng lòng nhường lại suất ăn của mình cho các bệnh nhân. Khi đó, tôi đã rất phiền não vì sợ rằng việc quá tải sẽ bào mòn sức khỏe và ý chí của các anh chị em. Nhưng đáp lại sự lo lắng thái quá của tôi, mọi người đã thể hiện một tinh thần vô cùng kiên cường và nhiệt quyết, một tinh thần rất Việt Nam.
Sau thời gian đó, khi có các anh em dân quân hỗ trợ thì mọi việc trở nên tươi sáng hơn, nhân viên y tế chúng tôi có thời gian tập trung sâu vào chuyên môn, điều trị cho bệnh nhân COVID-19, guồng quay công việc cũng dần trở về quỹ đạo.
Hành trình từ thu dung đến nơi điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng
Sau 1 tuần hoạt động, số giường bệnh đã gần chạm đến ngưỡng gần quá tải, rất may lúc ấy có đoàn của các đồng nghiệp từ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương đến hỗ trợ kịp thời. Vậy là 100 nhân viên y tế chia nhau chăm sóc sức khỏe cho 3000 bệnh nhân, vấn đề nhân sự phần nào được giải quyết.
Giai đoạn này, bắt đầu có những diễn biến phức tạp hơn, số ca nặng tăng đều theo ngày, vấn đề khó khăn mới lại phát sinh. Lúc ban đầu, Bệnh viện Dã chiến số 3 được thành lập với mục đích thu dung những bệnh nhẹ và không triệu chứng nhưng khi đi vào hoạt động lại xuất hiện rất nhiều trường hợp ở mức độ trung bình, nặng và có nhiều bệnh nền kèm theo. Cùng với sự leo thang của dịch bệnh nên vấn đề chuyển viện là vô cùng khó khăn.
Chính vì vậy, Phòng Cấp cứu cũng sớm được hình thành trong thời gian này và cứ thế “phình to” theo thời gian, áp lực lên lực lượng chuyên môn cũng cứ thế tăng dần.
Với sự hỗ trợ chuyên môn của BSCKI Lý Quốc Công - một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, cùng với sự quyết tâm và tinh thần học hỏi không ngừng của đội ngũ y bác sĩ bắt đầu phát triển theo một hướng rất khác.
Lực lượng chuyên môn với phần đông là các bác sĩ chuyên khoa lẻ nay đã phần nào tự tin hơn với kiến thức bệnh truyền nhiễm cũng như nội khoa hay hồi sức cấp cứu. Cũng không biết có phải vì các anh chị em đã làm việc quá tích cực hay không mà chưa đầy một tháng sau khi Bệnh viện Dã chiến số 3 đi vào hoạt động, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã ấp ủ quyết định cho thành lập thêm đơn vị Hồi sức - Cấp cứu tại đây. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác mà có lẽ tôi sẽ chia sẻ sau…
Khi vấn đề nhân sự đã được giải quyết một phần, kiến thức chuyên môn được củng cố thì vấn đề vật lực lại bắt đầu “nhức nhối” khi số bệnh nhân cấp cứu tăng dần. Trong đó vấn đề quyết định sống còn nhất chính là oxy cung cấp cho người bệnh. Giai đoạn ấy ngoài việc phải vận chuyển oxy bình đến giường từng bệnh nhân, tua trực còn phải phân loại bình oxy theo mức độ nhiều đến ít để đảm bảo nguồn oxy được sử dụng hiệu quả một cách tối đa. Bình đầy thì dùng cho các bệnh nhân thở oxy dòng cao, bình còn khoảng 70% thì dùng cho các bệnh nhân sử dụng oxy mask, còn thấp hơn nữa thì dùng cho bệnh nhân thở qua cannula. Mọi người tuy vất vả nhưng cũng hay đùa với nhau rằng “có oxy để đẩy là mừng rồi...”.
Bệnh nhân ở nhiều các độ tuổi nên bệnh nền kèm theo cũng rất đa dạng (tăng huyết áp, đái tháo đường, hen, gout…). Do đó, bên cạnh việc dự trù thuốc điều trị bệnh chính thì thuốc điều trị các bệnh lý nền cũng rất quan trọng vì bệnh lý nền nếu không kiểm soát tốt sẽ làm tiên lượng các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 xấu hơn…
Vượt qua rất nhiều thách thức, tập thể nhân viên y tế công tác tại Bệnh viện Dã chiến thu dung và điều trị COVID-19 số 3 rất phấn khởi vì đã cho xuất viện gần 10.000 người bệnh và Bệnh viện thuộc nhóm có tỉ lệ tử vong thấp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn nhất đối với y bác sĩ chúng tôi và hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ còn nhiều bệnh nhân COVID-19 hơn nữa được điều trị khỏi, trở về với gia đình, cuộc sống lại bình thường như xưa”.
BS Lê Đức Thành Nhân, Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện