Nhật ký COVID-19 ngày 9/8: Người mắc COVID-19 nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Các bác sĩ điều trị cho biết: Nhiều bệnh nhân trở nặng chỉ vì không chịu ăn uống, dù sức khoẻ rất tốt.

  

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 11:52 11/08/2020) - Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
Thế giới Việt Nam Mỹ Nga Bra-xin
  Ca nhiễm bệnh
  Ca tử vong
  Ca khỏi bệnh
STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh

LTS: Anh N. (bệnh nhân số 589) là Giám đốc một công ty tại quận Tân Phú (TP. HCM). Ngày 1/8, anh có kết quả dương tính với COVID-19 sau khi trở về từ Đà Nẵng hôm 25/7. Hiện tại, anh N. đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM.

Khi điều trị tại đây, anh đã có những cảm xúc nhắn nhủ với mọi người rằng: "Dương tính với COVID-19 không hẳn là quá tệ, không phải là chấm hết. Khi vượt qua nó, bạn chiến thắng nỗi sợ hãi về nó, cho bạn thời gian bình tâm hơn để nhìn nhận về cuộc sống. Bạn sẽ nghiêm túc và biết phải làm gì nhiều hơn sau này. Và nó cho bạn sự trải nghiệm tuyệt vời mà chắc mua không có mà cũng đừng nên có”.

Chúng tôi xin giới thiệu những chia sẻ của bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 589 để khuyến cáo mọi người hãy luôn rửa tay, đeo khẩu trang và tuân thủ đúng các quy định và yêu cầu của cơ quan chính quyền, tuân thủ đúng các quy định về cách ly để tất cả vượt qua được đại dịch.

Ngày 9/8: Bệnh nhân nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Xin cám ơn tất cả mọi người luôn ủng hộ tôi, xin cảm ơn bạn bè đã gửi tiếp tế thực phẩm. Nhờ nó tôi có thêm năng lượng để chiến đấu với COVID-19.

Hôm nay, tinh thần tôi mỗi ngày luôn tốt, chỉ có tốt hơn vì nhận được sự quan tâm yêu mến của tất cả mọi người, đặc biệt cảm ơn các anh chị em ngành công nghệ thông tin luôn động viên.

Nhật ký COVID-19 ngày 9/8: Người mắc COVID-19 nên ăn gì và kiêng ăn gì? - 1

Các bác sĩ dặn bệnh nhân COVID-19 tuyệt đối không dùng mật ong rừng.

Về sức khoẻ, tôi luôn ổn, từ ngày nhập viện (tối 31/7 đến nay là 10 ngày), tôi được quan tâm rất nhiều. Các y tá, hộ lý, bác sĩ chăm sóc nhiệt tình, vui vẻ. Họ luôn giải thích cặn kẽ xác vấn đề tôi gặp phải, các triệu chứng xuất hiện, tôi đọc kỹ từng loại thuốc để theo dõi, nắm bắt.

Tôi xin cảm ơn và biết ơn đội ngũ chuyên gia y tế ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Về chế độ dinh dưỡng, tôi luôn ăn hết khẩu phần của bệnh viện dành cho các bệnh nhân.

Mấy ngày đầu bác sĩ dặn luôn: Nhiều bệnh nhân trở nặng chỉ vì không chịu ăn uống, dù sức khoẻ rất tốt. Chính vì vậy, tôi tích cực ăn uống, dùng hết các thực phẩm bổ sung từ bạn bè tiếp tế.

Về thực phẩm bổ sung, bác sĩ dặn tránh ăn những trái cây có sắc tố đỏ như: Cherry, thanh long ruột đỏ, nho đỏ. Bởi ăn vào lỡ có bề gì ói ra thì bác sĩ không biết đâu là máu, đâu là màu trái cây, vì thế tốt nhất nên né.

Mọi thực phẩm liên quan đến mật ong cũng cần lưu ý: Tuyệt đối không dùng mật ong rừng, chỉ dùng mật ong qua xử lý và khử trùng để tránh vi khuẩn sinh sôi nãy nở trong cơ thể. Thời điểm này cơ thể đang chiến đấu với virus COVID-19 nên cần nạp những gì an toàn nhất vào cơ thể.

Còn các thực phẩm khác dùng thoải mái, chia nhỏ ra sau bữa chính. Tôi luôn tổng hợp xem tôi có những gì để chia ra dùng trong ngày, giờ nào phù hợp để tránh gây rối loạn tiêu hoá.

Thật sự, trong thời điểm cơ thể bị nhiễm COVID-19, mọi lời khuyên thì quan trọng nhất là ăn uống, ăn nhiều, đủ các loại thực phẩm bổ sung sao cho cơ thể hấp thu, đủ liều lượng đừng nhiều quá sẽ gây cơ thể mệt mỏi.

Đồ ăn tốt nhất là loại mở ra dùng luôn, tránh loại phải chế biến, làm nóng cũng tránh loại phải để tủ lạnh mặc dù ở đây có tủ lạnh đầy đủ... các loại bánh mặn, ngũ cốc, lương khô là tốt nhất.

Thật ra tôi muốn chia sẽ để các bạn chẳng may nhiễm COVID-19, chẳng may dịch bệnh lan rộng không phải ai cũng đến bệnh viện để cứu chữa được thì tự biết mà bổ sung dinh dưỡng để chiến đấu với COVID-19.

Đừng sợ hãi, hoảng loạn vì COVID-19 mà hãy chiến đấu lại nó, hãy chuẩn bị sức khỏe tốt nhất khi thời điểm hiện tại chúng ta chưa có vaccine COVID-19. Các tin tức về Mỹ, Nga, Anh có vaccine chỉ cho ta hi vọng chứ thực tế đến với tất cả người dân chúng ta cũng mất vài năm nữa.

Nhà nước, Chính phủ chúng ta đang làm rất tốt để dập dịch, hạn chế nhất lây lan. Mọi biện pháp tự bảo vệ như đeo khẩu trang, giản cách xã hội... tất cả chỉ là cầm cự, tránh lây lan diện rộng. Dù gì thì nguy cơ chúng ta phải đối mặt với nó là có thật.

Mọi người hãy tập thể dục, điều trị bệnh nền nếu có, hãy tầm soát sức khoẻ định kỳ để khi đối mặt COVID-19 sẽ vượt qua.

Thế giớiViệt NamMỹÝ Tây Ban NhaNgaBra-xin