Nhóm chuyên gia chống nhiễm khuẩn “hiến kế” phương pháp phun thuốc diệt khuẩn Covid-19 tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe

Hiện Bộ Y Tế có khá nhiều hướng dẫn khử khuẩn môi trường chủ yếu do Cục Quản lý môi trường y tế đảm trách. Cục Quản lý Khám chữa bệnh có đưa một số ý kiến về việc này trong các hướng dẫn phòng ngừa, điều trị COVID-19.

Theo PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội chia sẻ, hình ảnh những nhân viên y tế, nhà chức trách rồi bộ đội hóa học phun thuốc khử khuẩn trong dịch Covid-19 luôn làm chúng ta ấn tượng. Tuy nhiên theo tôi mọi phương pháp được áp dụng luôn có mặt tốt và mặt hại. Cần thực hiện theo hướng dẫn với các bằng chứng khoa học để phát huy tối đa hiệu quả và giảm tối thiểu ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, công sức và tiền của.

Phun thuốc diệt khuẩn trong đại dịch Covid-19

Hiện Bộ Y Tế có khá nhiều hướng dẫn khử khuẩn môi trường chủ yếu do Cục Quản lý môi trường y tế đảm trách. Cục Quản lý Khám chữa bệnh có đưa một số ý kiến về việc này trong các hướng dẫn phòng ngừa, điều trị COVID-19.

Ban đầu với QĐ 181, 21/1/2020, chỉ đề cập đến một chút việc khử trùng và xử lý ổ dịch; nhưng lúc này, nồng độ clo hoạt tính dành cho lau khử khuẩn cả nền nhà và các dụng cụ, trang thiết bị lại để là 0,5%, xử lý chất tiết là 1,25%. Đây là nồng độ cao, không phù hợp sẽ làm hỏng hết dụng cụ, trang thiết bị, mức độc hại cao. Cũng trong quyết định này, việc lấy mẫu được hướng dẫn là phải khử trùng toàn bộ khu vực lấy mẫu với clo hoạt hoá nông độ 0,1%.

QĐ 468, 19/2/2020; quy định rõ hơn và đã sửa lại một số bất cập về nồng độ hoá chất đã nhắc đến tại QĐ 181. Nội dung chi tiết về việc khử khuẩn các bề mặt phương tiện, máy móc, giường tủ và cả không khí trong các khu vực cách ly. Khử khuẩn dụng cụ phát sinh sau khi chăm sóc BN, xử lý đồ vải của người nghi nhiễm, quản lý chất thải tại khu vực này; hay như khử khuẩn dụng cụ ăn uống; xử lý thi hài… cũng được đề cập. Nồng độ hoá chất đã được điều chỉnh cho đúng hơn.

CV 1560, Hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng: chỉ yêu cầu xử lý các khu vực trong nhà, xung quanh nhà đối tượng chỉ gồm tường nhà, hoặc tường các căn hộ liền kề, hành lang, lối đi chung thang máy, sảnh chờ với chung cư, nhà tập thể. (CHỨ không phải cả khu như các địa phương đang làm). Trong hướng dẫn này, nồng độ clo hoạt tính được quy định là 0,05-0,1% với lau sàn và các bề mặt.

Nhóm chuyên gia chống nhiễm khuẩn “hiến kế” phương pháp phun thuốc diệt khuẩn Covid-19 tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe - Ảnh 1.

Những lưu ý khi phun thuốc diệt khuẩn Covid-19

Trong tập huấn trực tuyến của bộ Y tế có nhấn mạnh một số điểm quan trọng về kiểm soát môi trường gồm:

Đảo bảm thông khí đầy đủ: Tốc độ trao đổi khí 12 lần/giờ Làm sạch và khử trùng bề mặt môi trường: Bề mặt buồng bệnh, phương tiện, giường bệnh… Lưu ý đặc biệt tới lau khử khuẩn các bề mặt thường xuyên có tiếp xúc bàn tay Một số thực hành không khuyến khích: Phun khử khuẩn môi trường Phun khử khuẩn bao túi chất thải Đặt thảm chùi chân có tẩm hóa chất trước cửa buồng bệnh/khu vực cách ly Sử dụng nồng độ clo hoạt tính cao quá mức

Nhóm chuyên gia chống nhiễm khuẩn “hiến kế” phương pháp phun thuốc diệt khuẩn Covid-19 tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe - Ảnh 2.

Ngoài ra, các khuyến cáo của WHO cũng không khuyến cáo phun rộng và phun nồng độ cao: Hướng dẫn sử dụng dung dịch chứa Clo trong khử khuẩn bề mặt để phòng Covid-19 của WHO. Nồng độ Clo hoạt tính được khuyến cáo sử dụng là 0,05% thay cho khoảng dao động lớn trước đây từ 0,05%-0,5%.

Mặt khác, CDC cũng không khuyến cáo dùng clorine ở ngoài cộng đồng, chỉ dùng chất tẩy rửa thông thường...

Chính vì vậy nhóm chuyên gia chống nhiễm khuẩn của bệnh viện Đại Học Y Hà nội cho rằng việc khử khuẩn môi trường là cần thiết để ngăn ngừa lây truyền dịch bệnh; tuy nhiên, để tránh các hệ luỵ lâu dài cần thiết phải:

- Xác định thận trọng, theo hướng thu hẹp nhất có thể các khu vực cần khử khuẩn để giảm hại cho môi trường.

- Sử dụng hoá chất với nồng độ thấp nhất có thể mà vẫn có hiệu lực (giảm nguy hiểm cho người dùng, giảm kháng hoá chất khử khuẩn, giảm hại cho máy móc đắt tiền).

- Các thực hành không phù hợp, theo kiểu thói quen, để cho yên tâm cần phải loại bỏ. Chẳng hạn: phun khử khuẩn người lấy mẫu (gây hại cho người lấy mẫu); đặt thảm thấm clorine ở cửa phòng/khu cách ly điều trị BN nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 (Clorin tác dụng mạnh khi tồn tại ở dạng hoạt hoá, vừa pha xong, nó bị bay hơi và giảm tác dụng theo thời gian); dùng dung dịch khử khuẩn phun/lau khắp nơi (hiệu quả thấp, làm hỏng máy móc, trang thiết bị đắt tiền).

- Cần đặc biệt lưu ý khử khuẩn những khu vực có nhà dưỡng lão, mẫu giáo, trường tiểu học... các đối tượng dễ bị virus tấn công nhưng lại rất nhạy cảm với các hóa chất độc hại. Nên có hướng dẫn chi tiết cụ thể ở những khu vực này.

Nguồn: Lotus