Những đối tượng nào là trẻ em có nguy cơ chuyển nặng khi mắc COVID-19?

Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là trẻ thở nhanh, kém ăn, thậm chí vẫn ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 tụt ở mức 94-95% khi thở khí trời.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 05:59 19/02/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +42.427 2.678.241 39.323 80
1 Hà Nội +4.549 188.575 816 12
2 TP.HCM +715 518.295 20.270 5
3 Vĩnh Phúc +2.158 25.849 14 0
4 Quảng Ninh +2.018 24.417 13 0
5 Phú Thọ +1.789 23.069 17 2
6 Nam Định +1.678 29.377 42 2
7 Thái Nguyên +1.652 23.944 20 2
8 Hòa Bình +1.567 21.201 41 0
9 Bắc Ninh +1.556 53.229 96 0
10 Ninh Bình +1.540 14.749 32 1
11 Hải Phòng +1.504 48.710 96 2
12 Bắc Giang +1.443 25.595 27 0
13 Nghệ An +1.339 33.238 59 3
14 Lào Cai +1.310 10.473 10 0
15 Hải Dương +1.302 31.251 37 0
16 Lạng Sơn +1.175 11.028 30 2
17 Bình Định +1.109 42.078 183 4
18 Thái Bình +910 15.954 8 1
19 Sơn La +889 10.435 0 0
20 Tuyên Quang +888 8.299 5 0
21 Thanh Hóa +885 33.193 37 0
22 Yên Bái +875 7.529 6 0
23 Đà Nẵng +732 47.377 193 8
24 Hưng Yên +719 25.073 2 0
25 Hà Tĩnh +621 7.148 6 0
26 Quảng Nam +607 24.679 54 4
27 Đắk Lắk +600 20.364 84 0
28 Quảng Bình +575 12.521 16 1
29 Khánh Hòa +525 65.225 311 0
30 Quảng Trị +458 9.522 11 1
31 Phú Yên +441 13.683 66 2
32 Lâm Đồng +365 21.523 75 0
33 Cao Bằng +357 4.181 7 0
34 Gia Lai +330 13.592 38 0
35 Bà Rịa - Vũng Tàu +292 34.091 452 0
36 Bình Dương +289 293.698 3.395 0
37 Bình Phước +273 50.078 180 1
38 Thừa Thiên Huế +262 25.134 166 1
39 Điện Biên +252 4.616 1 0
40 Lai Châu +231 2.559 0 0
41 Hà Nam +209 9.188 9 1
42 Đắk Nông +189 11.275 31 0
43 Quảng Ngãi +179 17.300 74 5
44 Kon Tum +146 4.884 0 0
45 Cà Mau +131 57.945 288 0
46 Hà Giang +111 13.930 36 1
47 Bình Thuận +97 30.576 419 2
48 Đồng Nai +91 100.357 1.752 1
49 Kiên Giang +89 33.933 858 7
50 Bến Tre +67 42.758 418 0
51 Bắc Kạn +53 2.252 5 0
52 Bạc Liêu +52 36.083 379 2
53 Đồng Tháp +38 47.697 997 0
54 Trà Vinh +35 38.466 235 1
55 Tây Ninh +34 88.701 841 0
56 Cần Thơ +27 44.732 907 1
57 Vĩnh Long +24 54.351 776 0
58 Long An +18 41.924 987 2
59 Hậu Giang +15 16.204 202 0
60 Ninh Thuận +14 7.083 56 1
61 An Giang +13 35.379 1.317 1
62 Sóc Trăng +13 32.617 582 1
63 Tiền Giang +2 35.054 1.238 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 18/02/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

190.215.794

Số mũi tiêm hôm qua

454.018


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa cho biết, tính đến từ đầu mùa dịch đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ em dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, trong đó có 8% trẻ 6-12 tuổi.

Toàn quốc ghi nhận 165 trẻ dưới 18 tuổi mắc COVID-19 tử vong, chiếm 0,42% tổng tử vong chung, trong đó 0,1% là trẻ từ 6 - 12 tuổi.

Những đối tượng nào là trẻ em có nguy cơ chuyển nặng khi mắc COVID-19? - 1

Bác sĩ thăm khám cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ thống tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến thể Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm vắc-xin COVID-19.

Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 mới đây, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, tình trạng mắc COVID-19 ở trẻ ngày càng gia tăng. Lý do là vì trẻ được đi học, một số lượng lớn các em chưa được tiêm vaccine cộng thêm tốc độ lây lan nhanh của virus.

Theo ông, trẻ mắc COVID-19 thường có bệnh cảnh nhẹ hơn người lớn, song vẫn có một số nguy cơ gây tăng nặng.

Cụ thể:

- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.

- Mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gen, béo phì.

- Bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản co thắt…

- Bệnh tim bẩm sinh.

- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài).

- Bệnh thận mạn.

- Ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)…

"Đây là những yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh nặng lên, tuy nhiên rất nhiều trường hợp phải căn cứ vào triệu chứng và xét nghiệm lâm sàng để quyết định có cần cho trẻ nhập viện hay không", PGS Hiếu nhấn mạnh.

Theo chuyên gia, thông thường trẻ chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỷ lệ rất nhỏ vào viện khám. Với những trẻ có triệu chứng thở nhanh, chỉ số bão hòa oxy giảm, bác sĩ cần chỉ định chụp X-quang, nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại, có thể cho trẻ về nhà.

Thể nặng và nguy kịch là khi bão hòa oxy tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy…

Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là trẻ thở nhanh, kém ăn, thậm chí vẫn ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 tụt ở mức 94-95% khi thở khí trời.

TS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc cho biết, trong thời gian vừa qua, các chuyên gia đã làm việc mật thiết với Bệnh viện Nhi Trung ương cùng các Bệnh viện Nhi đồng và thấy rằng số lượng trẻ em mắc COVID-19 đang tăng theo thời gian.

Mặc dù số ca nặng ở trẻ không cao như người lớn, nhưng có trường hợp nặng, nguy kịch và thậm chí tử vong.

"Tỷ lệ lớn trẻ em mắc COVID-19 bị nhẹ là đúng nhưng với số lượng trẻ nhiễm lớn thì số ca nặng và tử vong cũng sẽ không nhỏ", TS. Thái nói.

Qua quá trình làm việc với các bệnh viện, các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ mắc hội chứng hậu COVID-19, viêm đa tạng hay biến chứng bất lợi như viêm cơ tim chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các đối tượng này chưa được tiêm vắc-xin.

Với nhóm tuổi chưa có vắc-xin, dù giữ gìn đến mấy, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ nhiễm tăng cao, tỷ lệ biến chứng vẫn cao. Nguy cơ này lớn hơn vô cùng nhiều so với nguy cơ liên quan tiêm vắc-xin.

Hiện nay, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em, quy trình xử lý sự cố trong quá trình tiêm chủng và theo dõi sau tiêm. Bộ Y tế đang tiếp tục tập huấn y tế các tuyến để bảo đảm an toàn cho trẻ trong tiêm chủng, tức là bất kỳ trẻ em nào cũng được theo dõi sức khỏe một cách cẩn trọng nhất.