Hoa trạng nguyên
Trạng nguyên là cây cảnh có đủ màu sắc, có thể thải ra chất độc gây hại cho con người. Mủ cây này cũng có độc, một khi tiếp xúc với da có thể gây dị ứng, nhẹ thì sưng đỏ, nặng thì lở loét. Nếu ăn nhầm phải thân hoặc lá cây trạng nguyên bạn có thể nôn mửa, đau bụng, thậm chí mất mạng.
Hoa cúc
Hoa cúc là loại hoa quen thuộc đối với người Việt Nam, được sử dụng cực kỳ nhiều trong các ngày giỗ, Tết, bái vọng hàng năm. Hoa cúc có rất nhiều màu sắc, mỗi màu tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau. Cúc vàng đại đóa, ngoài ra còn có các màu hồng, tím, trắng… vô cùng rực rỡ.
Bên cạnh đó, còn có nhóm cúc chi cánh nhỏ và cúc chùm với kiểu dáng, màu sắc nhẹ nhàng cũng được rất nhiều người yêu thích. Trong phong thủy, hoa cúc có ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ, trợ giúp ổn định khí trường từ trường và tăng thêm phần phúc thọ trong gia đình. Tuy nhiên, dính nhựa loài cây này khiến bạn bị ngứa ngáy và dị ứng.
Hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên phần lớn có nguồn gốc ở châu Á. Hoa đỗ quyên được cảnh báo là rất độc vì tất cả các bộ phận của nó đều chứa chất độc, trên cánh hoa chứa chất độc gồm andromedotoxin và arbutin glucoside. Triệu chứng đầu tiên khi bị ngộ độc hoa đỗ quyên là buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chảy nước dãi, ói mửa. Ngoài ra, người bị ngộ độc hoa còn có thể bị mất cân bằng, xây xẩm do chóng mặt.
Hoa ly
Trong các loại hoa thì hoa ly là một loài hoa được nhiều gia đình ưa chuộng bởi nó vừa đẹp, thơm và tươi lâu. Vào dịp tết hầu hết các nhà đều lựa chọn hoa ly để bày trong nhà cho đẹp mắt. Về bản chất thì hương thơm của các loại hoa không có độc. Nhưng nếu trong một căn phòng đóng kín cửa mà để nhiều hoa, đặc biệt là hoa ly vốn có hương thơm rất nặng, hoa sẽ lấy đi hết oxy trong phòng. Người ở trong phòng đó đương nhiên sẽ mệt mỏi, khó chịu.
Đối với bà bầu thì loài hoa này lại không phải một loài hoa nên lựa chọn bởi trong hương thơm của nó chứa thành phần kích thích thần kinh, nếu bạn thường xuyên ngửi phải mùi hoa này sẽ có thể gây mệt mỏi nhức đầu và dẫn tới dị tật thai nhi.
Môn trường sinh đốm
Trong lá cây môn trường sinh đốm chứa axit oxalic và asparagine, chất lỏng trong cành lá cây này có độc tố rất mạnh, một khi dính lên da sẽ gây ngứa. Độc tính trong củ cây này còn mạnh hơn, ăn nhầm sẽ khiến khoang miệng, cổ họng sưng đau, thậm chí tổn thương thanh đới, cả con người lẫn động vật nếu ăn nhầm cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hoa cẩm tú cầu
Hoa này còn có tên gọi khác là Dương Tú Cầu hay Dương tủ là loại hoa quen thuộc của vùng Đông Á. Hoa này có lá to, hoa mọc thành chùm hình tròn ở đầu cành, màu sắc hoa là sự đan xen của màu hồng, tím và trắng cực kỳ đẹp. Tại Việt Nam, hoa này trồng rất nhiều ở Đà Lạt.
Nhưng hoa và lá của cẩm tú cầu là chứa độc, cần hết sức lưu ý. Nếu sơ ý nuốt phải, người lập tức bị ngứa, buồn nôn, đổ mồ hôi, đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu. Mặt khác, phấn hoa cẩm tú cầu hi phát tán ra không khí, những người có da nhạy cảm dễ bị dị ứng. Nếu nhà có trẻ nhỏ, cần đặc biệt lưu ý khi cắm loại hoa này trong nhà.
Hoa lan, hoa bách hợp
Hương thơm của 2 loại hoa này có thể kích thích hệ thống thần kinh của con người, làm cho họ hưng phấn quá mức, rất dễ mất ngủ.
Hoa thủy tiên
Hoa thủy tiên có nguồn gốc nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc, thường trồng vào dịp tết để làm cảnh vì hoa đẹp và thơm. Mặc dù đẹp và được nhiều người chọn trưng bày nhưng hoa thủy tiên có phần thân rễ có tác dụng mạnh và chứa độc.
Trong rễ thủy tiên có chứa khoảng 0,06% narcissin. Chất độc này nếu dùng với liều lượng nhỏ cho chó, mèo có thể gây chảy nước bọt, với liều lớn có thể gây nôn mửa, đi đại tiện chảy.
Hoa thiên điểu
Hoa thiên điểu có cấu tạo rất độc đáo, gồm ba lá dài màu cam rực rỡ và ba cánh hoa màu lam ánh tím, bao phía dưới là tràng hoa màu lam sẫm. Do đó, nó là loại hoa kiểng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, loài hoa được mệnh danh “chim thiên đường” này lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa. Chất độc khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn.
Vì vậy, khi chụp ảnh kỷ niệm với loài hoa này không nên đứng lại quá lâu và cũng không nên ngắt hoa để ngửi bởi có thể gây ra triệu chứng khó chịu. Xương rồng sao biển Các hạt cực nhỏ mà nó phát tán ra cực kỳ không tốt với cơ thể con người, có thể gây chóng mặt, ngất xỉu.
Hoa đỗ quyên ngủ đông
Nếu nhìn thoáng qua, những cành hoa đỗ quyên xuất xứ từ Trung Quốc này chỉ là những cành củi khô, thế nhưng nhờ độ độc, lạ mà vài năm gần đây nó được ưa chuộng vào ngày Tết. Tuy nhiên, loài hoa này lại rất độc và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người bởi lá và mật hoa của loài cây này rất độc. Độc tố trong cánh hoa đỗ quyên gồm andromedotoxin và arbutin glucoside. Loại hoa này được cảnh báo rất nguy hiểm vì tất cả các bộ phận khác của nó đều chứa chất độc. Do đó, không nên tiếp xúc với hoa.
Theo các nghiên cứu, một lượng từ 100 - 225g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, nôn mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.
Hoa tulip
Theo các chuyên gia cho biết, hoa tulip rất đẹp nên được ưu chuộng, màu sắc sặc sỡ, nhưng không nên trồng cây tulip trong phòng. Hoa tulip chứa độc kiềm, sẽ phát tán trong không khí, nếu ở ngoài trời nó có thể tản ra trong không trung rồi khuếch tán đi mất, còn ở trong phòng kín chúng sẽ lưu lại rất lâu, chất độc này sẽ gây rụng tóc, lông mi…
Nhiều người thích chụp ảnh, nếu vào bụi hoa tulip chụp ảnh quá nhiều, người ta sẽ dễ bị rụng tóc, rụng lông mi; những người tiếp xúc hoa tulip thời gian dài mà không có biện pháp phòng hộ cũng có thể bị hói đầu. Ngoài ra, củ cây này có chất Tulipene, ăn vào sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.