1. Rau bina
Rau bina hay còn gọi là rau cải bó xôi có chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe của bạn. Đồng thời, nếu bạn thường xuyên ăn rau bina còn giúp ngăn ngừa sự lão hóa, giúp bạn kéo dài tuổi thọ vô cùng tốt. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa nhiều sắt, canxi rất tốt cho xương khớp cũng như tăng cường máu não phòng ngừa bệnh hoa mắt chóng mặt vô cùng tốt.
Thêm vào đó, rau bina còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể chế biến rau bina thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo sở thích của gia đình mình.
2. Rau dền
Rau dền là nguồn dinh dưỡng thực vật khá phổ biến trong bữa ăn của mọi gia đình. Rau dền đa dạng về chủng loại: rau dền đỏ, rau dền cơm, rau dền gai. Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao, và nó là vua sắt trong các loại rau. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2.
Rau dền còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, tocotrienols - một loại vitamin E có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Rau dền chứa hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì). Do đó, nó có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.
Ngoài ra, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận. Có rất nhiều món ăn có thể chế biến từ rau dền như: Canh rau dền, rau dền xào tỏi, canh củ dền, nước ép củ dền…
3. Giá đỗ
Giá đỗ là một loại rau mầm khá phổ biến ở Việt Nam với cách trồng đơn giản, thời gian sinh trưởng nhanh chóng. Giá đỗ thường được trồng từ hạt đậu xanh nhưng cũng có nơi trồng bằng đậu tương, đậu đen hoặc đậu đỏ nhưng chủ yếu giá đỗ chúng ta mua ngoài chợ được ngâm trồng từ đậu xanh.
Giá đỗ được bán nhiều ngoài chợ với giá cực rẻ, hoặc các bạn có thể tự làm giá đỗ cũng rất đơn giản, đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Ăn giá đỗ thường xuyên sẽ giúp bổ sung cho cơ thể của chúng ta các dưỡng chất thiết yếu như chất đạm, vitamin, khoáng chất, carbohydrate, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Một số tác dụng tiêu biểu của giá đỗ: Cải thiện quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể; Tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn; Duy trì nồng độ cholesterol ở mức ổn định, từ đó bảo vệ tim mạch; Thúc đẩy tiêu hóa; Hỗ trợ giảm cân; Giảm căng thẳng, lo âu; Tăng cường hệ miễn dịch; Làm đẹp da; Tốt cho mắt, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng; Cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới…
4. Lá hẹ
Trong những tài liệu cổ, lá hẹ không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu, sử dụng đơn giản và lành tính mà hẹ còn được tính như một thảo dược chữa bệnh bởi cây hẹ có tác dụng chống viêm rất tốt.
Hẹ là một loại thực vật thân thảo, mọc trên nền đất, trong tự nhiên hẹ có thể mọc cao từ 20-40 cm, thân và lá hẹ có màu xanh lục, hoa màu trắng. Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
Cây lá hẹ chứa rất nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất, đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… Ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin K rất tốt cho người bị loãng xương,…
Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…
Theo kinh nghiệm từ xưa, không nên sử dụng chung lá hẹ với thịt bò, thịt trâu. Ăn hẹ nhiều rất tốt cho sức khoẻ vì giúp giảm nguy cơ co cứng động mạch, ngăn ngừa ung thư, kích thích tiêu hoá, phòng chống lão hoá,… Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm khi kết hợp với hẹ thì không tốt cho sức khoẻ.
5. Nấm hương
Nấm đông cô có dạng như cái ô tí hon, đường kính 5 - 10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá theo mùa như dẻ, sồi, phong.
Nấm hương dùng để nấu canh và chế biến các món xào và nó là vua của các loại nấm bởi nó ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc. Theo dân gian, nấm hương thường được sử dụng để chữa trúng gió, đau đầu, chóng mặt và bệnh dạ dày. Còn các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm hương tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm các khối u và ngăn ngừa ung thư.
6. Rau lang
Chắc hẳn nhiều người cũng biết củ khoai lang được coi là ''nhân sâm giá rẻ'' với vô số lợi ích sức khỏe thì rau khoai lang cũng rất bổ dưỡng nhưng ít người biết.
Rau lang thì ít người chú ý hơn. Tuy nhiên, phần ngọn, lá rau lang lại nhiều vitamin B6 gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B gấp 10 lần củ khoai lang.
Bên cạnh đó, rau lang chứa chất chống oxy hóa dồi dào, giàu vitamin C, A, K, vitamin B1, B2, B3, axit folic, chất xơ, chất dinh dưỡng hơn hẳn nhiều loại rau khác.
Nhờ đó mà rau lang mang đến các công dụng như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ung thư dạ dày, giúp giảm lo âu, stress, trầm cảm, hỗ trợ giảm cân, chống ung thư, kháng viêm, giảm và chữa táo bón, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lây truyền.
7. Bông cải xanh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bông cải xanh là loại rau được ví như nhân sâm ngàn năm giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp. Theo những nghiên cứu gần đây trên các biểu mô, tế bào và chuột cho thấy một lượng sulfur rất lớn có trong bông cải xanh (sulforaphane) có tác dụng phong tỏa các enzyme phá hoại và làm tổn thương sụn. Người ta cho rằng việc đưa bông cải xanh vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp làm chậm và thậm chí ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Đồng thời, trong bông cải xanh còn chứa chất sulforaphane trong bông cải xanh cũng đã được nghiên cứu cho thấy có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư, là nguyên nhân tăng trưởng khối u phòng ngừa bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.