Những loại thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng nếu không muốn chúng phát nổ hay tích tụ chất độc

Trong những ngày Tết, các gia đình đều chuẩn bị đầy đủ mâm cao, cỗ đầy để thắp hương mời ông bà, tổ tiên. Điều này dẫn đến việc chúng ta để thừa rất nhiều thức ăn, có loại cần phải bảo quản trong tủ lạnh, có món lại không. Nhưng khi đem ra sử dụng lại, đa phần chúng ta đều hâm nóng lại bằng lò vi sóng.

Lò vi sóng là một vật dụng vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình. Nhưng không phải ai cũng rõ nên sử dụng nó như thế nào, đồ gì nên hay không nên cho vào lò vi sóng. Sự vô ý đó có khi lại khiến chúng ta “rước họa vào thân”.

Lò vi sóng hoạt động theo nguyên lý thay đổi hướng của điện trường, để nước và protein trong thực phẩm quay, sau đó tạo ra ma sát giữa các phân tử làm cho thực phẩm tạo nhiệt, nóng lên.

Vì nguyên lý hoạt động như vậy, có một số đồ vật, thực phẩm tuyệt đối chúng ta không được hâm nóng bằng lò vi sóng. Nếu không, chúng sẽ phát nổ, thậm chí làm tích tụ chất độc hại.

1. Trứng và trái cây

Nhiều người lựa chọn cách luộc trứng hay hâm nóng trái cây bằng lò vi sóng nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Cách hoạt động của lò vi sóng sẽ khiến trứng, trái cây có vỏ sẽ phát nổ.

Những loại thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng nếu không muốn chúng phát nổ hay tích tụ chất độc - Ảnh 1.

Nhiệt độ của lòng đỏ trứng sẽ tăng nhanh, thể tích lòng đỏ mở rộng và vỏ trứng không thể chịu được sức ép đó. Cũng tương tự ruột hoa quả sẽ tăng nhiệt và nở ra rất nhanh và phát nổ.

Điều nguy hiểm có thể xảy ra là làm bung mở cửa lò vi sóng, thậm chí cháy lò vi sóng, thoát khí độc gây nguy hiểm cho người sử dụng.

2. Ớt khô

Những loại thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng nếu không muốn chúng phát nổ hay tích tụ chất độc - Ảnh 2.

Chất capsaicin trong ớt rất dễ bay hơi và không ổn định, khi cho vào lò vi sóng để làm nóng rất dễ bắt lửa. Hơn nữa, mở cửa lò vi sóng sau khi làm nóng, các hóa chất từ ớt sẽ phát ra, gây kích ứng, cay mắt và cổ họng.

2. Túi giấy, báo

Sau khi các sản phẩm giấy được làm nóng trong lò vi sóng, nhiệt độ cao sẽ đốt cháy túi giấy. Từ đó lan nhau tạo ra hỏa hoạn, có thể tạo ra khí độc.

Những loại thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng nếu không muốn chúng phát nổ hay tích tụ chất độc - Ảnh 3.

Bởi vậy, khi làm nóng thực phẩm, chú ý xem kỹ thực phẩm đó có được bọc bằng giấy hay báo gì hay không.

3. Hộp nhựa, hộp xốp dùng một lần

Hộp nhựa dùng một lần để đựng sữa chua, sữa, bơ… hay hộp xốp đựng cơm trưa không nên làm nóng bằng lò vi sóng. Chúng được chế tạo sử dụng một lần và không phù hợp để chịu nhiệt độ cao.

Những loại thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng nếu không muốn chúng phát nổ hay tích tụ chất độc - Ảnh 4.

Hộp đựng có thể bị biến dạng hoặc tan chảy, giải phóng hóa chất. Từ đó các chất độc hại sẽ xâm nhập vào thực phẩm gây nguy hiểm khôn lường.

4. Các đồ dùng kim loại

Không đựng thức ăn trong các vật dụng kim loại như nhôm, sắt, thép…để hâm nóng bằng lò vi sóng. Đựng trong các đồ dùng đó, thực phẩm sẽ khó được làm nóng.

Những loại thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng nếu không muốn chúng phát nổ hay tích tụ chất độc - Ảnh 5.

Đồng thời, khi đặt đồ kim loại trong lò vi sóng, sóng cực ngắn của lò vi sóng sẽ đập vào kim loại, làm cho các electron trong kim loại va chạm với các electron khác tạo ra các điểm tích điện âm.

Từ đó khiến các electron di động sang các điểm điện áp âm, thấp và tia lửa điện có thể xảy ra tại thời điểm này. Bởi vậy rất dễ gây cháy nổ.

Một vài lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

- Lò vi sóng có thể giúp khử trùng

Lò vi sóng có thể phát ra nhiệt độ cao đến 250 độ C ngay lập tức và tất cả các loại vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt chỉ trong 1 phút. Có thể sử dụng lò vi sóng để khử trùng một số vật dụng trong gia đình, ngoại trừ các đồ dùng được liệt kê ở trên.

Những loại thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng nếu không muốn chúng phát nổ hay tích tụ chất độc - Ảnh 6.

2. Không đặt trong phòng ngủ, phòng khách

Không đặt lò vi sóng trong phòng ngủ bởi bức xạ điện tử của lò sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, nó sẽ gây nhiễu các thiết bị điện tử như TV nếu đặt trong phòng khách. Đồng thời, chú ý không che đậy lò vi sóng bằng các vật phẩm.

3. Khi lò vi sóng hoạt động, nên đứng cách xa

Sau khi bật cho lò vi sóng hoạt động, nên cách lò vi sóng ít nhất 1 mét để tránh cơ thể tiếp nhận bức xạ quá mức.

4. Nên cắt nhỏ thực phẩm trước khi hâm nóng

Lò vi sóng không thích hợp để làm nóng các thực phẩm có kích thước lớn. Tốt nhất nên chia, cắt thức ăn thành những miếng nhỏ hơn 5cm. Hình dạng thực phẩm càng đều nhau, thực phẩm sẽ được làm nóng toàn diện hơn, đồng đều hơn.

Những loại thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng nếu không muốn chúng phát nổ hay tích tụ chất độc - Ảnh 7.

5. Lò vi sóng có gây ung thư?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều rằng lò vi sóng sẽ gây ung thư. Trên thực tế, lò vi sóng có hoạt động giống như một sóng điện từ, về cơ bản giống như sóng vô tuyến, tia hồng ngoại. Chúng chỉ khác nhau về tần số. Tần số của lò vi sóng cao hơn sóng điện từ, thấp hơn tia hồng ngoại. Sóng điện từ ở dải tần số này không gây ung thư.

Ngoài ra, bất kể phương pháp làm nóng với nhiệt độ quá cao khoảng 200 độ C trở lên đều có thể gây ra chất gây ung thư. Ví dụ như trên 200 độ, protein có thể tạo ra chất gây ung thư như amin dị vòng.

Nếu lò vi sóng được sử dụng để hâm nóng thức ăn, không cần cho nhiệt độ cao quá 100 độ C, sẽ không gây xuất hiện các chất gây ung thư.

Nguồn: QQ, Sohu