Những lưu ý cực kỳ quan trọng khi cho F0 dùng thuốc kháng sinh

Các chuyên gia y tế cảnh báo, để tránh những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của người mắc COVID-19, người dân cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 12:56 13/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +168.704 5.895.555 41.255 62
1 Hà Nội +30.693 779.317 1.152 10
2 TP.HCM +2.804 566.515 20.306 1
3 Nghệ An +11.666 205.929 119 3
4 Phú Thọ +7.216 169.548 54 3
5 Bắc Ninh +5.669 218.791 120 2
6 Sơn La +4.872 76.660 0 0
7 Hưng Yên +4.492 124.938 5 0
8 Lạng Sơn +4.479 68.959 52 2
9 Hải Dương +4.460 121.256 90 0
10 Tuyên Quang +4.287 60.898 9 0
11 Hòa Bình +4.279 117.443 93 0
12 Lào Cai +3.539 60.652 27 0
13 Nam Định +3.432 151.785 119 3
14 Hải Phòng +3.200 98.581 131 0
15 Cà Mau +3.200 91.670 306 1
16 Gia Lai +3.107 31.658 66 0
17 Quảng Ninh +2.988 167.270 60 4
18 Quảng Bình +2.921 50.846 56 0
19 Quảng Trị +2.827 36.119 28 4
20 Vĩnh Phúc +2.823 156.685 19 0
21 Bắc Giang +2.794 150.656 67 1
22 Thái Bình +2.747 86.491 17 0
23 Điện Biên +2.728 37.659 10 1
24 Thái Nguyên +2.716 110.182 84 2
25 Bình Dương +2.696 336.253 3.412 2
26 Bình Định +2.687 81.706 242 0
27 Bình Phước +2.683 82.483 202 0
28 Lai Châu +2.599 28.381 0 0
29 Ninh Bình +2.507 61.608 75 3
30 Cao Bằng +2.442 37.538 25 0
31 Hà Nam +2.327 39.297 46 0
32 Yên Bái +2.186 49.617 9 0
33 Bến Tre +1.981 56.520 426 1
34 Hà Giang +1.971 63.198 66 2
35 Lâm Đồng +1.735 42.411 103 0
36 Khánh Hòa +1.560 98.615 330 0
37 Phú Yên +1.555 30.320 102 3
38 Đà Nẵng +1.517 77.147 300 1
39 Bắc Kạn +1.493 15.049 8 1
40 Đắk Nông +1.427 27.770 41 0
41 Tây Ninh +1.401 100.764 847 1
42 Thanh Hóa +1.338 86.464 88 0
43 Vĩnh Long +1.335 61.796 793 0
44 Bà Rịa - Vũng Tàu +1.211 51.724 468 0
45 Trà Vinh +1.177 44.769 252 0
46 Hà Tĩnh +873 24.321 22 0
47 Kon Tum +770 10.670 0 0
48 Quảng Ngãi +693 25.651 106 0
49 Bình Thuận +646 39.171 442 1
50 Quảng Nam +328 37.372 93 0
51 Bạc Liêu +293 40.496 402 3
52 Đồng Nai +269 103.631 1.797 4
53 Thừa Thiên Huế +242 31.297 171 0
54 Long An +202 44.220 991 0
55 Cần Thơ +197 46.992 921 0
56 Kiên Giang +124 35.845 916 0
57 An Giang +94 36.239 1.338 2
58 Đồng Tháp +72 48.518 1.019 0
59 Sóc Trăng +46 33.207 594 1
60 Hậu Giang +41 16.577 206 0
61 Tiền Giang +27 35.325 1.238 0
62 Ninh Thuận +19 7.609 56 0
63 Đắk Lắk +1 64.476 118 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 13/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

200.179.247

Số mũi tiêm hôm qua

215.529


Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết, trước hết cần phải khẳng định COVID-19 là bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra và thuốc kháng sinh thì không có tác dụng với virus.

Thực tế, một số trường hợp cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Khi cơ thể bị nhiễm virus, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ cao hơn.

Những lưu ý cực kỳ quan trọng khi cho F0 dùng thuốc kháng sinh - 1

(Ảnh minh họa). 

Với các bệnh nhân nhiều bệnh nền, sức đề kháng vốn đã kém thì nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn là có. Những F0 lúc bình thường hay viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang... cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Tuy nhiên, không nên dùng tới 2 loại để dự phòng, chỉ một loại dự phòng là đủ và điều quan trọng là cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống.

"Thậm chí một số người, dù không có các nguy cơ trên, vẫn cứ theo các đơn thuốc truyền tai nhau, uống cùng lúc đến 2 loại kháng sinh mạnh, trong khi không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Việc lạm dụng kháng sinh về cơ bản không gây chết người như kháng viêm corticoid, nhưng sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus tấn công", BS Hoàng cho biết.

Ngoài ra, nếu dùng không đúng, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn, các thuốc đó không còn tác dụng.

Theo bác sĩ, đa số các F0 đợt này có đau rát họng, sưng họng. Vì thế, người bệnh không cần vội vã dùng kháng sinh (không có tác dụng với virus) hay kháng viêm corticoid (giúp đỡ sưng đau nhưng lại khiến virus nhân lên mạnh hơn, nhiều tác dụng phụ nguy hiểm), mà điều trị triệu chứng. Chẳng hạn sốt thì uống thuốc hạ sốt, ho thì có các bài thuốc giảm ho, viên ngậm giảm ho, súc họng…

Nếu có nhiễm khuẩn, cần hỏi ý kiến bác sĩ để dùng kháng sinh. Lưu ý, một khi đã dùng cần dùng liều đủ mạnh, sau đó có thể giảm dần liều. Dùng thuốc cũng khiến hệ vi khuẩn ruột bị tổn thương, nên phải bổ sung men tiêu hóa.

Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số người hỏi xin đơn thuốc mẫu dự phòng dành cho người bị F0. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đỗ Anh, không có đơn thuốc mẫu nào cho tất cả các F0.

BS lý giải, COVID-19 là một loại bệnh do vi rút đường hô hấp. Biểu hiện triệu chứng khác nhau rất rõ giữa các cá thể. Khi điều trị còn phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của mỗi người; đã tiêm hay chưa tiêm vắc xin; có tiền sử dị ứng, bệnh nền hay không… Nên nếu áp một đơn thuốc cho tất cả các bệnh nhân thì chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc, thừa thuốc.

BS chỉ tư vấn và điều trị cá thể hóa từng F0 một, tùy thuộc vào triệu chứng, biểu hiện của F0 như nào bác sĩ sẽ điều trị tới đó, tránh sử dụng thừa thuốc, gây ngộ độc thuốc nguy hiểm. Nhất với trẻ em là điều trị triệu chứng, bởi với trẻ dưới 18 tuổi hoàn toàn không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Mục tiêu của việc điều trị và quản lý F0 nhi tại nhà thì vấn đề an toàn đặt lên hàng đầu. An toàn sử dụng thuốc, tránh việc lạm dụng và sử dụng thuốc quá đà.

Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh cho biết, qua quá trình thăm khám, nhiều gia đình, trẻ F0 ngày thứ nhất, tới ngày thứ hai đã sử dụng kháng sinh; hoặc xin bác sĩ kê thuốc kháng sinh.

 “Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi kháng sinh chỉ có vai trò điều trị vi khuẩn, hoàn toàn không có vai trò trong điều trị bệnh. Kháng sinh chỉ có thể dùng điều trị bội nhiễm khi trẻ mắc COVID-19. Khi có bội nhiễm viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi, hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa mới sử dụng đến kháng sinh cho trẻ”, bác sĩ Đỗ Anh cho hay.

Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế cũng nêu rõ, các trường hợp không triệu chứng hoặc nhẹ không cần dùng kháng sinh, những trường hợp trung bình có thể cân nhắc. Ngoài ra, các trường hợp nặng và nguy kịch đều có chỉ định dùng kháng sinh.