Nội tạng động vật nguy hiểm như thế nào?
Nội tạng động vật không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm các vi sinh vật như vi khuẩn vi-rút ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Cụ thể, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò 'bệnh bò điên' (bovine spongiform encephalopathy) nếu ăn óc bò không rõ nguồn gốc.
Ăn gan động vật được chăn nuôi bằng thức ăn hỏng, hết hạn sử dụng nấm mốc thì sẽ có nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao. Đây là chất có khả năng gây ung thư gan ở người. Nếu lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh) thì trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Khi ăn các sản phẩm được chế biến từ lợn như tiết canh, lòng, thịt... chưa được nấu chín thì các liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Người bệnh có thể bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Theo thống kê, tại Việt Nam, có đến trên 70% bệnh nhân mắc phải bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh, lòng lợn . Người bị nhiễm bệnh có các triệu chứng viêm não viêm phổi viêm cơ tìm xuất huyết và viêm khớp. Bên cạnh đó, trong ruột, tá tràng, dạ dày… của một số loại động vật là nguồn lây nhiễm vi khuẩn E.coli gây nên bệnh tiêu chảy tả, thương hàn
Không chỉ có vậy, nội tạng động vật còn có thể tăng nguy cơ lây lan các bệnh đặc biệt nguy hiểm như bệnh than, lợn đóng dấu… Người mắc các bệnh này đều để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Nhìn chung nội tạng động vật có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt. Nếu ăn nhiều các sản phẩm chế biến từ nội tạng động vật sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch. Đặc biệt đối với người cao tuổi, người bị bệnh béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như gút tiểu đường huyết áp cao...
Một số lưu ý ăn nội tạng động vật
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình khi ăn nội tạng động vật, bạn cần phải có những chú ý kỹ lưỡng. Cụ thể là, chỉ ăn nội tạng động vật có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc mua ở những cơ sở uy tín. Khi mua về cần phải chế biến đảm bảo vệ sinh rồi nấu chín, kỹ. Tuyệt đối không được ăn nội tạng chưa nấu chín.
Theo khuyến cáo từ Viện dinh dưỡng Quốc gia, bạn vẫn có thể ăn nội tạng động vật nhưng chỉ ăn ở mức độ vừa phải. Cụ thể là người trẻ tuổi nên dừng lại ở mức 2 - 3 lần/tuần, (khoảng 50 - 70g/lần); trẻ em chỉ nên ăn 2 lần/tuần (khoảng 30 - 50g/lần).
Những người không nên ăn nội tạng động vật
Người có các vấn đề về sức khỏe tim mạch
Nội tạng như tim, gan, và lưỡi chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao. Việc ăn quá nhiều nội tạng có thể gây tăng cholesterol trong cơ thể, góp phần vào việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch.
Người có vấn đề về chức năng thận, gan
Nội tạng động vật chứa nhiều chất gây tác động lên hệ thống thận, như purine. Việc tiêu thụ quá nhiều purine có thể gây ra sự tạo thành mật độ uric cao trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và bệnh thận.
Chất purine gây tăng mức acid uric trong cơ thể. Việc tiêu thụ nhiều purine từ nội tạng có thể gây ra tình trạng tăng acid uric trong máu, dẫn đến bệnh gout.
Người có chứng dị ứng thức ăn
Nội tạng cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người nhạy cảm. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm đau bụng, buồn nôn, mề đay, hoặc khó thở.
Một số người có các vấn đề về đường tiêu hóa hay dạ dày, và nội tạng động vật có thể làm khó tiêu hóa và gây ra các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Người muốn tránh chất điều chỉnh hormone
Nội tạng động vật có thể chứa các chất điều chỉnh hormone như estrogen. Việc tiêu thụ quá nhiều nội tạng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể.