Tinh bột nghệ được nhiều người coi là loại thực phẩm "thần dược" trong việc điều trị các bệnh dạ dày, chăm sóc da và giảm cân. Tuy nhiên nó cũng có những tác dụng phụ nếu như bạn sử dụng sai cách.
Tác dụng phụ của tinh bột nghệ
Sự thiếu hiểu biết hay nghe lời tư vấn thiếu chuyên nghiệp của người bán sẽ vô tình khiến bạn gặp phải những tác dụng phụ của bột nghệ như:
Nôn mửa: Đây là tình trạng thường gặp nếu như sử dụng bột nghệ quá nhiều trong một thời gian dài. Đặc biệt với trẻ em dưới 5 tuổi. Bởi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hình thành hoàn toàn. Vậy nên các bà mẹ nên lưu ý nhé.
Kích thích tử cung phụ nữ: Đối với những chị em bình thường thì việc kích thích tử cung là rất có lợi vì nó sẽ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh. Nhưng còn đối với phụ nữ mang thai thì hãy cẩn thận vì tác dụng có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt sẽ là mối nguy hiểm đối với cả mẹ bầu và thai nhi.
Kích thích dạ con: Nghệ giúp cho chị em phụ nữ có một làn da sáng và đẹp hơn trong những ngày thai kì. Tuy nhiên tinh chất curcumin có trong nghệ nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cho dạ con bị kích thích. Nó đồng nghĩa với việc bà mẹ sẽ dễ lâm phải các tình trạng sinh non, sinh sớm hơn dự kiến
Tiêu thụ curcumin liều cao còn kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone – một chất có tính kháng viêm cao. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.
Tiêu chảy: Lạm dụng tinh bột nghệ sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy đổ mồ hôi hột diễn ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy giảm liều hoặc tránh dùng nghệ nếu bạn bị tiêu chảy và buồn nôn.
Gây chảy máu: Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể dẫn đến chảy máu. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc tránh dùng nghệ.
Khó hấp thụ: Bổ sung nghệ theo đường uống thường khó hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong nghệ. Điều này xảy ra khi bạn uống quá nhiều nghệ hơn mức cho phép. Vậy nên khuyên bạn chỉ nên sử dụng đúng và đủ thôi nhé. Ngoài ra bạn cũng có thể khắc phục bằng cách bổ sung vitamin tổng hợp có chứa piperine – một thành phần hoạt chất giúp thúc đẩy sự hấp thụ nghệ. Nhờ vậy, bạn có thể nhận được tất cả những lợi ích sức khỏe của nghệ.
Những người không nên sử dụng tinh bột nghệ
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Ăn nghệ kèm theo trong bữa ăn sẽ tốt hơn nhiều so với việc bổ sung nghệ bằng đường uống, đặc biệt với thai phụ. Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, nghệ được cho là sử dụng an toàn khi được chế biến trong món ăn.
Còn nếu uống nghệ trong vai trò là thực phẩm chức năng hoặc thuốc, thai phụ và bà mẹ bỉm sữa sẽ gặp nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại nào cho em bé.
Người bị sỏi mật và tắc nghẽn đường mật
Theo nghiên cứu gần đây, nghệ có thể kích hoạt các cơn đau ở những người bị sỏi mật. Vì vậy, nếu bạn có các dấu hiệu của căn bệnh này, hãy tránh xa nghệ.
Tuy nhiên, chất curcumin trong nghệ lại cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật và ung thư túi mật.
Vì vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo những người có vấn đề liên quan đến sỏi mật và tắc nghẽn đường mật nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm chứa chất curcumin.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày
Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy tinh bột nghệ có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, dạ dày nhưng tinh bột nghệ cũng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc kháng axit. Khi dùng chung với thuốc kháng axit như Tagamet, Pepcid, Zantac, Nexium, hoặc Prevacid thì củ nghệ có thể gây tăng axit dạ dày gây các cơn đau ngoài ý muốn. Vì vậy lưu ý không sử dụng chung tinh bột nghệ với thuốc kháng axit và đặc biệt không dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.
Bệnh nhân thiếu máu
Nghệ có tác dụng phá máu ứ, máu bầm trong cơ thể, do vậy những người thiếu máu không nên dùng. Bởi dễ dẫn đến tình trạng xa xẩm mặt mày.
Người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp
Sử dụng nghệ với hàm lượng cao có thể làm giảm lượng đường trong máu hoặc huyết áp. Điều này có nghĩa là người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp nên thận trọng khi bổ sung bột nghệ hoặc nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.
Người chuẩn bị phẫu thuật
Những người cần làm phẫu thuật nên ngưng tiêu thụ bột nghệ trong khoảng hai tuần trước khi phẫu thuật vì củ nghệ có khả năng ngăn ngừa đông máu. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến chảy máu nhiều, khó cầm trong và sau khi phẫu thuật.
Những lưu ý khi sử dụng tinh bột nghệ:
Tinh bột nghệ tuy có nhiều công dụng quý với sức khỏe và làn da. Nhưng lại có sinh khả dụng thấp do khả năng hấp thụ qua đường tiêu hóa kém. Vì vậy mà khi sử dụng, bạn nên pha với nước ấm cùng mật ong để tăng cường tác dụng.
Để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, nên uống bột nghệ sau ăn 1h để đạt hiệu quả tốt nhất.
Không uống khi quá đói vì sẽ giảm tác dụng.
Khi đắp mặt nạ với bột nghệ không nên chà xát mạnh. Nên để khô tự nhiên để tránh màu vàng nghệ lưu lại lâu trên da. Sáng hôm sau bạn nên dùng sữa tươi, sữa chua không đường hoặc nước hoa hồng để rửa sạch lớp màu vàng còn sót lại.
Khi sử dụng tinh bột nghệ để hỗ trợ điều trị bệnh. Chúng ta cần kiên trì sử dụng nhưng với liều lượng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ.