1. Mũi đỏ
Nguyên nhân phổ biến khiến mũi đỏ ửng là gan bị tổn thương, nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn dẫn đến việc các mao mạch trong mũi giãn nở. Khi chức năng gan suy giảm và rối loạn nội tiết tố, mũi sẽ thường xuyên đỏ ửng như quả cà chua. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để nhận được những tư vấn sức khỏe kịp thời nhất.
2. Nổi nhiều mụn
Nhịp sinh hoạt thất thường khiến nhiều chức năng sống trong cơ thể bị rối loạn. Với phụ nữ, ngoài việc chu kì kinh nguyệt là nguyên nhân gây ra mụn thì chức năng gan kém sẽ làm tăng tiết chất nhờn, bít tắc lỗ chân lông, từ đó nhiều mụn bọc, mụn sưng viêm hình thành rất khó chịu và mất thẩm mỹ.
3. Vết thương lâu lành
Gan có tác dụng trao đổi chất và giải độc cho cơ thể con người. Nếu như chức năng gan bị suy giảm, không những cản trở quá trình tái tạo da mà còn khiến vết thương dễ bị nhiễm khuẩn, khó lành và dễ để lại sẹo.
4. Vấn đề về móng tay
Móng tay trắng: Khi gan không tốt, máu sẽ không thể cung cấp đủ đến gan khiến móng tay cũng trắng bệch theo vì mất đi chất dinh dưỡng.
Móng tay có nhiều đường “kẻ sọc”: Móng tay xuất hiện nhiều sọc dọc với các màu sắc khách nhau cho thấy gan đang làm việc quá sức. Đồng thời, việc thiếu ngủ cũng là nguyên nhân kết hợp khiến cho những sọc này trông rõ nét hơn.
Móng tay dễ gãy: Móng tay của người không đủ máu gan sẽ bị khô, cứng, giòn và cực kì dễ gãy.
5. Lòng bàn tay khô, nứt nẻ
Khi lòng bàn tay xuất hiện hiện tượng khô, nứt nẻ thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm gan mãn tính hoặc xơ gan. Lâu dần, lòng bàn tay bị sung huyết dạng vảy hoặc xuất hiện những mảng đỏ tái đi tại lại nhiều lần.
Để gan khỏe hơn, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, người bệnh có thể thực hiện những động tác xoa bóp đơn giản, giúp gan dần hồi phục chức năng của nó bằng cách: Chạm vào phần lòng bàn tay sát gốc ngón cái và xoa theo chiều kim đồng hồ 64 lần. Làm như vậy mỗi ngày, kết hợp với một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, chức năng gan sẽ dần được cải thiện đáng kể.