Trong số gần đây của chương trình y khoa nổi tiếng Hồng Kông “Doctor is so spicy”, bác sĩ phẫu thuật Chen Rongjian đã chỉ ra nguyên nhân và cách nhận biết dạ dày bắt đầu bị lão hóa.
Điểm đáng lưu ý ở đây là việc dạ dày bị lão hóa hay thường gọi là suy giảm chức năng đang ngày càng không còn phụ thuộc vào độ tuổi. Vì vậy, nếu bạn có 1 trong số 4 dấu hiệu dưới đây thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt:
1. Không thể ăn no
Khi chức năng dạ dày, hệ tiêu hóa còn tốt, chúng ta có thể ăn thỏa thích rất nhiều loại đồ ăn khác nhau, đến khi thấy căng bụng, no nê mới thôi. Nhưng nếu dạ dày bị lão hóa, sẽ không thể ăn cho tới khi no và thường cảm thấy căng tức vùng bụng ngay cả khi chỉ ăn 1 chút.
Lý do là vì lúc này dạ dày đã bị suy giảm chức năng, khó mà theo kịp việc tiêu hóa và quá trình chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Ngoài ra, nhu động đường tiêu hóa của con người chậm lại theo tuổi tác hoặc các bệnh về dạ dày, đường ruột, vì vậy mà thường xuyên bị đầy hơi, dẫn đến ăn không ngon miệng, nhanh có cảm giác no.
2. Thường xuyên bị trào ngược dạ dày
Bác sĩ Chen Rongjian giải thích rằng, không chỉ ở người trên 40 tuổi, ngay cả người trẻ cũng có thể bị lão hóa dạ dày do thói quen ăn uống. Trong đó, tác động lớn nhất đến từ ăn uống thất thường, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, dùng chất kích thích.
Những thói quen sinh hoạt xấu trong thời gian dài có thể khiến dạ dày bị lão hóa sớm, khiến cơ hoành và thực quản trong dạ dày giãn ra, đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng, dễ mắc bệnh.
Các bệnh lý phổ biến nhất bao gồm đau dạ dày, viêm loét mãn tính và trào ngược dạ dày mãn tính. Một số người thậm chí có thể bị đánh thức bởi axit dạ dày của chính họ khi họ đang ngủ. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, dạ dày và ruột già thậm chí có thể gây áp lực chèn ép đến tim.
3. Ăn nhiều vẫn bị sụt cân, rắm nặng mùi
Việc hấp thu dưỡng chất là yếu tố quyết định đến khả năng duy trì và phát triển cân nặng. Khi cân nặng bị giảm sút dù ăn nhiều là báo hiệu cho sự suy yếu của hệ tiêu hóa trong cơ thể mà cơ quan quan trọng nhất là dạ dày.
Ngoài các vấn đề bệnh lý về dạ dày như viêm loét, ung thư… tình trạng ăn mãi vẫn gầy hoặc ăn nhiều nhưng không béo, thậm chí còn bị sụt cân chứng tỏ dạ dày của bạn đang bị lão hóa sớm.
Lúc này, chức năng co bóp, hấp thụ và chuyển hóa thức ăn của dạ dày bắt đầu yếu đi, men tiêu hóa không được xử lý kịp thời. Số lượng khuẩn có hại trong đường ruột tăng đột biến gây ra loạn khuẩn, kết hợp với lượng tinh bột, protein lên men trong đường ruột ban đầu tạo nên mùi khó chịu. Từ đó, khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, trong khi chất thải và rắm lại rất nặng mùi.
4. Suy giảm vị giác
Bác sĩ Chen Rongjian cho biết, mặc dù phần lớn nguyên nhân gây suy giảm vị giác liên quan đến hệ thần kinh trung ương hoặc tuổi tác, nhưng suy giảm chức năng dạ dày trong thời gian dài cũng gây ra cảm giác tương tự.
Rối loạn vị giác phổ biến nhất chính là nhận thức vị giác ảo, khiến bạn luôn cảm thấy 1 vài vị lạ, khó chịu trong miệng ngay cả khi không ăn gì. Với những người bị lão hóa dạ dày, sẽ thường bị trướng bụng kèm theo 1 vị dai dẳng ở trong miệng mọi lúc, làm át đi vị thức ăn.
Phổ biến như mùi vị của thức ăn ôi thiu, vị chua, vị mặn, vị của kim loại hoặc vị nhạt kèm cảm giác buồn nôn. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn sẽ cảm thấy mọi loại thức ăn hay nước uống đều chỉ có 1 mùi vị duy nhất. Lúc này, tốt nhất là bạn nên sớm nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
Nguồn và ảnh: ETtoday, QQ, Eat This