1. Đi ngủ quên không tắt đèn
Thức khuya và ngủ dưới ánh đèn sáng có thể gây ức chế quá trình tiết hormone melatonin. Trong khi đó, melatonin lại là loại hormone điều hòa nhịp sinh học và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng ban đêm có thể tác động trực tiếp đến quá trình truyền tín hiệu melatonin, từ đó làm gián đoạn giấc ngủ và gây rối loạn nhịp sinh học.
2. Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Khi thời tiết trở nên lạnh hơn, nhiều người thích cuộn tròn mình trong những chiếc chăn bông và thậm chí còn trùm chăn kín đầu để tránh rét. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến bạn hít phải vi khuẩn trong chăn và dễ dàng hấp thụ các chất độc hại gây viêm đường hô hấp lẫn các bệnh về da.
Ngoài ra, khi ngủ mà trùm chăn kín đầu cũng làm giảm lượng oxy lưu thông và khiến bạn chóng mặt, trì trệ và uể oải hơn sau khi thức dậy.
3. Ngủ khi tóc vẫn còn ẩm
Sau khi gội đầu, nếu không làm khô tóc triệt để mà đã ngủ thì quá trình lưu thông máu của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, mái tóc ướt cũng dễ làm ẩm gối và phát sinh nhiều vi khuẩn khi bạn ngủ. Vậy nên, hãy nhớ sấy khô tóc trước khi đi ngủ nhé!
4. Chơi điện thoại trước khi ngủ
Nếu bạn cứ giữ thói quen ôm điện thoại trước khi ngủ và đợi đến khi mỏi mắt mới buông máy đi ngủ thì chắc chắn cơ thể lẫn dung nhan của bạn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Luồng ánh sáng xanh từ điện thoại có thể chiếu trực tiếp vào khuôn mặt và khiến bạn cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Ngoài ra, nội tiết tố và đồng hồ sinh học của bạn cũng sẽ bị đảo lộn. Việc ngủ muộn về đêm sẽ làm bạn không có đủ sức khỏe và thiếu giấc. Trong khi đó, mỗi ngày thì bạn cần duy trì thói quen ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng.
Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet