Tê tay cứ chủ quan bỏ qua, sớm muộn gì 7 vấn đề này trong cơ thể cũng xuất hiện

Tê tay thường xuyên tuyệt đối không thể xem nhẹ, nó là tín hiệu cho thấy cơ thể đang có vấn đề. Nếu để lâu dẫn đến việc chạy chữa bị chậm trễ thì hậu quả rất nguy hiểm.

  

Cô Lưu ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc dạo gần đây hay bị tê tay nhưng cô không quá quan tâm. Vào một ngày sau khi thức dậy, cô cảm thấy cơn đau tê tay rất nặng, đến mức cô không thể cầm đũa ăn. Tuy nhiên, vì tính chất công việc nên sau gần 1 năm bị gia đình quá hối thúc, cuối cùng cô cũng đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, cô được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay. Nguyên nhân được xác định là cô dùng tay làm việc quá sức trong thời gian dài.

Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp tương tự như cô Trần. Nhiều người nghĩ rằng triệu chứng này không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi bàn tay bị tê liệt, nó đang ám chỉ cơ thể đang gặp phải 7 vấn đề nghiêm trọng sau:

Tê tay cứ chủ quan bỏ qua, sớm muộn gì 7 vấn đề này trong cơ thể cũng xuất hiện - 1

Khi bàn tay bị tê liệt, nó đang ám chỉ cơ thể đang gặp phải 7 vấn đề nghiêm trọng.

1. Hội chứng ống cổ tay

Khi sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động trong một khoảng thời gian dài có khả năng gây ra viêm bao gân, dẫn đến chèn ép dây thần kinh giữa ống cổ tay, gây ra hội chứng ống cổ tay.

2. Bệnh mạch máu

Các vấn đề như bệnh gút, mạch máu bị tắc cũng khiến cho tay bị tê. Khi hệ thống lưu thông máu bất thường, nó sẽ gây cản trở cho việc lưu thông máu đến bàn tay, dẫn tới tê tay. Người trung niên và người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý.

3. Tăng lipid máu, tăng đường huyết

Người béo phì và bệnh nhân tiểu đường do có hàm lượng lipid và đường trong máu cao nên có thể làm cứng thành mạch máu, dẫn tới lưu lượng máu lưu thông chậm, ít oxy vận chuyển đến các tế bào, từ đó dẫn tới tê tay.

4. Đột quỵ

Đối với những người trên 40 tuổi, nếu vấn đề tê tay xảy ra thường xuyên, kèm theo đau đầu và chóng mặt thì họ cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Đây có thể là một dấu hiệu của đột quỵ. Khi mạch máu não ở người bị đột quỵ vỡ, nó sẽ làm gián đoạn việc vận chuyển máu và oxy, gây ra tình trạng tê tay.

5. Mãn kinh

Nhiều phụ nữ bị tê tay khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Điều này là do chức năng buồng trứng giảm, hệ thần kinh thực vật trở nên mất cân bằng nên sẽ có hiện tượng tê tay. Tuy nhiên, khi hết thời kỳ mãn kinh thì các vấn đề tê tay sẽ tự nhiên biến mất.

6. Viêm cột sống

Những người có vấn đề về cột sống đa phần là do ngồi máy tính nhiều và sử dụng điện thoại sai tư thế. Ngoài việc cứng cổ, đau cột sống, đau cơ vai thì họ cũng có biểu hiện tê tay.

7. Chèn ép dây thần kinh chi trên

Khi dòng chảy của tiểu cầu trong dây thần kinh bị nén, hoạt động của nó bị cản trở sẽ dẫn tới việc tê tay. Đặc biệt vào ban đêm, cảm giác tê tay sẽ tăng lên và trong trường hợp nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến các cử động của toàn bộ bàn tay.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng tê tay xảy ra?

Tê tay cứ chủ quan bỏ qua, sớm muộn gì 7 vấn đề này trong cơ thể cũng xuất hiện - 2

- Thực hiện các động tác tay phù hợp

Hạ thấp lòng bàn tay, duỗi thẳng cánh tay, dùng tay kia ấn vào mu bàn tay xuống thấp trong 10 giây sau đó gập tay lại. Lặp đi lặp lại nhiều lần thì cảm giác tê tay sẽ được cải thiện.

- Chú ý tới chế độ ăn uống

Những người ăn nhiều dầu mỡ hãy cẩn thận với nguy cơ bị xơ cứng động mạch não, nó gây ra các bệnh về mạch máu và dẫn tới tê tay. Vì thế, việc thay đổi chế độ ăn uống là điều nên làm. Người bệnh cần hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cắt giảm chất béo, nên duy trì các món ăn thanh đạm chứa nhiều rau củ.

- Tập các động tác bổ trợ

Nhân viên văn phòng thường ngồi cả ngày trước máy tính nên thường bị đau lưng và tê tay. Việc tập một số động tác liên quan đến giãn cơ và xương sẽ thúc đẩy lưu thông máu, tự nhiên sẽ tránh được tình trạng tê tay.

- Bấm huyệt

Massage huyệt cũng là một trong những cách hiệu quả để giảm tê tay.

Bàn tay là bộ phận quan trọng để làm rất nhiều việc lớn nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. Nếu sử dụng tay quá nhiều mà không chú ý tới các vấn đề bất thường, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm.