Tết Đoan Ngọ: Bất ngờ công dụng tuyệt vời của rượu nếp, 3 điều nhất định cần phải tránh khi ăn

Trong cơm rượu còn có chất chua, lên men lastic tạo ra ra axit làm rối loạn tiêu hóa nên không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người. Tốt nhất không nên ăn quá nhiều.
Chia sẻ

Tết Đoan Ngọ vào ngày 5/5 (âm lịch) hàng năm được dân gian quan niệm là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ ngày này được gọi là "Tết diệt sâu bọ" vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, một món ăn phổ biến không thể thiếu trong các gia đình đó là rượu nếp. Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể. Hiện nay, rượu nếp không chỉ thấy bán trong dịp Tết Đoan Ngọ mà còn được bán quanh năm, nhất là món cơm rượu nếp cẩm.

Tết Đoan Ngọ: Bất ngờ công dụng tuyệt vời của rượu nếp, 3 điều nhất định cần phải tránh khi ăn - 1

Ảnh minh hoạ

Công dụng bất ngờ của cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.

Do đó, ăn cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, cụ thể như:

Kích thích tiêu hóa

Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.

Phòng bệnh thiếu sắt

Lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt. Đặc biệt là những phụ nữ mang thai, nên ăn ít nhất 2 lần/tuần để hạn chế các tai biến cho cả mẹ và con về những nguyên nhân do thiếu sắt gây ra.

Tốt cho tim mạch

Kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và giúp tái tạo mạch máu cho các bệnh nhân sau khi phẫu thuật về tai biến mạch máu não. Đặc biệt thuốc chế tạo từ men rượu nếp cẩm không gây phản ứng phụ và không thay đổi huyết áp như các loại thuốc khác.

Tết Đoan Ngọ: Bất ngờ công dụng tuyệt vời của rượu nếp, 3 điều nhất định cần phải tránh khi ăn - 2

Ảnh minh hoạ

Những người không nên ăn nhiều rượu nếp

Theo Đông y, cơm rượu được làm từ gạo nếp ủ men và đường nên có tính ấm, do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng, có biểu hiện như: mẩn ngứa hay nổi mụn, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp, chảy máy chân răng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, khó ngủ, bứt rứt...

Đối với trẻ nhỏ đang ở độ tuổi dậy thì, ăn rượu nếp sẽ gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá nhiều hơn, vì vậy không nên ăn nhiều.

Ngoài ra, thực phẩm này chứa đường hấp thu nhanh, do đó đối với những người có bệnh lý đái tháo đường ăn vào cũng rất nguy hiểm. Những người có bệnh lý về dạ dày, người thừa cân béo phì cũng được khuyến cáo không nên ăn.

3 điều cần tránh khi ăn cơm rượu

Cơm rượu lên men chỉ nên ăn trong vòng 3-4 ngày, tránh để lâu, lên men quá mức vì ngoài men rượu còn có men tạp.

Tuyệt đối không ăn khi đói vì ảnh hưởng đến dạ dày, nên sử dụng nó như một món tráng miệng.

Ngoài ra, trong cơm rượu còn có chất chua, lên men lastic tạo ra ra axit làm rối loạn tiêu hóa, nên tùy từng cơ địa, nhưng tốt nhất không nên ăn quá nhiều.