Hiệp hội Ung thư Mỹ, Hiệp hội Tim mạch Mỹ và các tổ chức khác xác nhận: "Khoai lang - nhờ các đặc tính dinh dưỡng của nó, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính như ung thư hoặc bệnh tim mạch".
Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra khoai lang có tác dụng làm giảm mức cholesterol, gồm cả cholesterol toàn phần và cholesterol xấu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Đặc biệt, khoai lang, kể cả lá, đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm đáng kể.
Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, chất xơ trong khoai lang giúp cải thiện lượng đường trong máu, mức độ lipid và insulin ở bệnh nhân bị đái tháo đường. Kali trong khoai lang giúp hạ huyết áp; giúp điều hòa tiêu hóa và chống táo bón. Chất sắt trong khoai lang có thể giúp tăng cường khả năng sinh sản ở phụ nữ cũng như vitamin A là chất thiết yếu trong quá trình mang thai, tạo sữa cho bà mẹ và tổng hợp các hormone. Hai vitamin A và C trong khoai lang giúp tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Nhờ vào các vitamin A, C và E, khoai lang giúp bảo vệ mắt trước nguy cơ thoái hóa do tuổi già.
Thêm vào đó, chất choline chứa trong khoai lang có tác dụng kháng viêm, giúp ngủ ngon, tăng cường sự vận động của cơ, khả năng học tập và ghi nhớ, đồng thời giúp duy trì cấu trúc màng tế bào, giúp cho sự dẫn truyền các xung thần kinh.
2 thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn khoai lang
Ảnh minh hoạ
- Ăn vào buổi sáng: Bạn có thể ăn kèm khoai lang với sữa chua, sữa nguyên kem hoặc salad, rau xanh… để đảm bảo đủ năng lượng. Đây là sự lựa chọn cho một bữa sáng hoàn bởi vừa ít calo hấp thụ vào cơ thể, lại tạo cảm giác no lâu mà không có cảm giác đói, nhuận tràng, tốt cho người táo bón.
- Ăn vào buổi trưa: Buổi trưa là thời gian tốt nhất mà bạn nên ăn khoai lang, vì canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5 giờ mới hấp thụ vào trong cơ thể. Trong khi đó, khung giờ 14-15 giờ lại có ánh nắng mặt trời tác động lớn đến quá trình hấp thụ canxi, cho nên việc ăn khoai lang vào tầm giờ trưa 10-12 giờ trưa là hoàn toàn phù hợp.
Không ăn khoai lang trong các trường hợp sau:
Ảnh minh hoạ
Không ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Không ăn khi đói
Nhiều người chọn khoai lang để ăn trong lúc đói. Tuy nhiên, khoai lang không hề tốt nếu bạn ăn khi đói, bởi trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ sản sinh axit, tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sình hơi trướng bụng. Nếu bạn bị các vấn đề về dạ dày, ăn khoai khi đói sẽ khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Không ăn khi mắc bệnh thận
Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa cũng sẽ bị yếu đi. Khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A…, làm tăng lượng kali trong cơ thể. Nếu ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người mắc bệnh thận nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim, yếu tim, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người bệnh.
Không ăn khi tiêu hoá kém
Người có hệ tiêu hoá kém thường có những biểu hiện như đầy hơi, ợ nóng, đầy bụng. Khoai lang lại là thực phẩm chứa nhiều đường, nếu người có bệnh về tiêu hoá ăn quá nhiều khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị và gây nóng ruột, ợ chua khó chịu.