Vì trên gan không có các dây thần kinh đau nên thậm chí sau khi mắc bệnh ung thư gan, những triệu chứng ban đầu không dễ được mọi người chú ý, đến bệnh viện khám khi có những biểu hiện rõ ràng thì bệnh thường đã ở giai đoạn giữa và cuối. Trên thực tế, khi mắc bệnh gan, cơ thể vẫn sẽ diễn ra những biến chuyển tinh vi, chỉ cần bạn quan sát kỹ là có thể nhìn ra manh mối.
1. Hôi miệng
Nói đến hôi miệng, mọi người thường nghĩ rằng có vấn đề về miệng hoặc đường tiêu hóa, trên thực tế, điều này đôi khi liên quan đến chức năng gan.
Khi các tế bào gan bị tổn thương, nó có thể gây ra tình trạng hôi miệng đáng kể. Gan có chức năng giải độc và chuyển hóa, khi chức năng gan bị tổn thương thì khả năng giải độc và trao đổi chất sẽ bị suy giảm dẫn đến không thể đào thải kịp thời các chất thải chuyển hóa, rác thải tích tụ trong cơ thể, làm tích tụ độc tố ngày càng nhiều, và các chất độc sẽ tiếp tục lên men trong cơ thể, cuối cùng gây hôi miệng.
Khi thấy hơi thở có mùi hôi và đắng trong miệng, bạn nên đến bệnh viện để khám các bệnh về gan kịp thời.
2. Nước tiểu có mùi hôi
Khi ung thư gan giai đoạn đầu sẽ có mùi nước tiểu rõ rệt, đây là biểu hiện của tình trạng tổn thương tế bào gan.
Sau khi tế bào gan bị thoái hóa và hoại tử, lượng bilirubin tăng cao, nước tiểu sẫm màu và có mùi hôi đặc biệt rõ ràng.
3. Mùi cơ thể
Khi bị ung thư gan, người bệnh có thể thấy rõ mùi cơ thể, do quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại khiến rác thải không thể thải qua hệ thống giải độc bình thường mà chỉ có thể bắt đầu xâm nhập từ bên trong, rác thải và chất độc được thải ra từ các lỗ chân lông và da, gây ra mùi cơ thể.
3 việc cần làm ngay để bảo vệ gan
1. Điều chỉnh tâm lý của bạn
Khi tinh thần căng thẳng quá mức sẽ làm tăng lượng adrenaline trong máu, giảm lượng máu đến gan từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của gan.
Vì vậy, lúc bình thường chúng ta nên chú ý duy trì tâm trạng thoải mái, để dây thần kinh phó giao cảm chi phối và lượng máu đến gan tăng lên. Giảm căng thẳng bằng tinh dầu thơm, tắm nước nóng hoặc tập yoga.
Ngoài ra, tắm một giờ trước khi đi ngủ mỗi ngày có thể tăng tốc độ trao đổi chất và điều chỉnh chức năng gan.
2. Thường xuyên đi đại tiện
Tạo thói quen tốt là đi đại tiện thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng. Phân lưu lại lâu trong ruột già có thể sinh ra chất độc hại amoniac.
Khi chức năng gan suy giảm và không thể giải độc hoàn toàn, amoniac sẽ theo máu lưu thông vào các bộ phận khác nhau trong cơ thể, từ đó gây ra hàng loạt bệnh tật.
Bạn có thể ăn thêm ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây có chứa chất xơ, tăng cường hoạt động thể chất để giảm táo bón.
3. Chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn
Đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày và tránh thức khuya. Không nên tập thể dục ngay sau bữa ăn, vì lúc này gan đang bận chuyển hóa chất dinh dưỡng, nằm xuống có thể làm tăng lưu lượng máu của gan, thúc đẩy gan chuyển hóa và giải độc, nâng cao chân nếu có điều kiện.
Chất nicotine và hắc ín trong thuốc lá phải được giải độc trong gan, điều này làm tăng gánh nặng cho gan. Nó cũng làm co mạch máu ngoại vi, làm giảm lượng máu đến gan, đồng thời phá hủy các vitamin cần thiết cho quá trình chuyển hóa và giải độc. Ngoài ra, rượu bia có thể gây thoái hóa, hoại tử tế bào gan nên tốt nhất bạn nên bỏ thuốc lá, uống rượu.
Nguồn và ảnh: Aboluowang