Bà P.T.N., 66 tuổi ở huyện Châu Thành, Hậu Giang, được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến với chẩn đoán sa sinh dục độ 4. Bệnh nhân đã cắt tử cung trên 14 năm, khoảng hai năm nay khối sa ở vùng sinh dục càng lúc càng tăng gây khó khăn sinh hoạt, lao động hằng ngày.
Ê kip phẫu thuật cho bệnh nhân
Theo sự chỉ dẫn kinh nghiệm bệnh nhân tự ý xông hơi nhiều lần để khối sa rút lên nhưng không may bị hơi nóng gây bỏng loét khối sa vùng sinh dục, khối loét lâu lành kèm với khối sa vẫn còn nên bệnh nhân đến khám điều trị.
Sau khi nhập viện bệnh nhân được khám lâm sàng, đánh giá các mức độ sa tạng chậu, vết loét và làm các xét nghiệm tiền phẫu cần thiết. Bệnh nhân được chẩn đoán sa bàng quang độ 4, sa mỏm cắt âm đạo, loét khối sa do xông thuốc kèm bệnh đái tháo đường type 2.
Bác sĩ Nguyễn Phước Lộc khuyến cáo: Chị em phụ nữ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, rau quả ngăn ngừa táo bón; duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để cơ thể béo phì; thực hành bài tập nhằm tăng cường sức co cơ sàn chậu và luyện cơ sàn chậu theo bài tập hướng dẫn ,bệnh nhân khi mắc phải các bệnh lý trên hãy đến cở sở y tế có chuyên khoa Ngoại Niệu, Sản khoa để khám tư vấn và điều trị, bệnh nhân không nên tự ý điều trị theo kinh nghiệm để tránh trường hợp đáng tiếc dẫn đến biến chứng nhiễm trùng vết loét gây nguy hại đến sức khỏe. |
Ngày 18/10/2020, ê kíp phẫu thuật gồm BS.CKII Võ Hoàng Tâm (phẫu thuật viên chính); BS.CKI Đỗ Công Đoàn; BS.CKI Quách Võ Tấn Phát cùng với Trưởng Khoa Gây mê hồi sức BS.CKII Trần Huỳnh Đào tiến hành phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật 120 phút.
Sáng 20/10/2020, bệnh nhân tỉnh, không sốt, vết mổ khô, không còn khối sa ở vùng sinh dục, sinh hoạt gần như bình thường.
Theo BS.CKII Nguyễn Phước Lộc - Trưởng Khoa Ngoại Thận Tiết Niệu, thống kê của Hội Sàn chậu TP. Hồ Chí Minh cho thấy, bệnh lý sa tạng chậu ảnh hưởng tới 40% phụ nữ trên 40 tuổi. Theo tổ chức chăm sóc sức khỏe ban đầu của nữ, tỷ lệ tổng quát của sa tạng chậu khoảng 41%, trong đó tỷ lệ sa bàng quang từ 25-34%, sa tử cung 4-14%, sa trực tràng 13-19%.
Sa tạng chậu là bệnh thường xuất hiện ở các chị em phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh, mang thai, sinh con nhiều lần, từng phẫu thuật vùng chậu, mắc chứng táo bón mạn tính và có bệnh lý về hô hấp. Bệnh không chỉ khiến người bệnh phải chịu tổn thương về sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý.
Sa tạng chậu là tình trạng sa xuống của một hay nhiều cơ quan vùng chậu khỏi vị trí giải phẫu bình thường qua âm đạo hoặc hậu môn như sa bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng, ruột và các mô liên kết do sự tổn thương và suy yếu các cấu trúc cân cơ và dây chằng nâng đỡ sàn chậu, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu, đại tiện
Khi mắc sa tạng chậu, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý như: Xuất hiện khối phồng thò ra khỏi âm đạo; đau lưng dưới hoặc tức nặng vùng chậu; ra huyết âm đạo bất thường, đặc biệt là ra huyết sau mãn kinh; són tiểu, tiểu khó, tiểu lắt nhắt, hay bị nhiễm trùng niệu tái phát; đại tiện khó, đại tiện tắc nghẽn..
Vì mang căn bệnh “khó nói” nên nhiều phụ nữ mắc bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti.
Hàng tuần Khoa Ngoại Thận Tiết Niệu của bệnh viện đều có tiếp nhận và điều trị các bệnh lý này, các bệnh nhân đến bệnh viện thường trễ bị khối sa tạng chậu lâu ngày gây đái khó, bí đái, bị sỏi bàng quang, hai thận ứ nước nặng dẫn đến suy thận, hiện tại có 04 trường hợp đang điều trị tại khoa.