Bác sĩ cấp cứu Hà Thế Hựu sẻ với Ettoday, có một cậu bé 17 tuổi tên Tiểu Hạo, được mẹ đưa đến phòng cấp cứu. Mẹ của Tiểu Hạo nói với bác sĩ kiểm tra giúp cho cậu con trai xem "có phải mắc bệnh tình dục không?", bác sĩ nghe đến bệnh tình dục thì rất kinh ngạc, bởi cậu bé mới 17 tuổi. Vì vậy bác sĩ đã hỏi người mẹ tại sao lại nghĩ vậy, người mẹ mới giải thích: "Bởi vì con trai tôi gần đây thường xuyên gãi phần dưới cơ thể, miệng luôn nói là rất ngứa".
Chàng trai 17 tuổi được mẹ đưa đến viện khám bệnh tình dục vì thường xuyên ngứa phần dưới cơ thể
Sau đó, bác sĩ Hà yêu cầu Tiểu Hạo cởi quần để kiểm tra, kết quả trong lỗ niệu đạo không tiết dịch, cũng không có mụn cóc sinh dục. Sau khi bác sĩ hỏi, Tiểu Hạo mới nói là cảm thấy không thoải mái vì vết xước ở phần bìu do gãi quá nhiều.
Lúc này bác sĩ Hà kiểm tra tỉ mỉ hơn thì phát hiện, có một vật thể màu tím xuất hiện trên tinh hoàn, ban đầu bác sĩ cho rằng đó là khối u máu, nhưng sờ có cảm giác cứng rất giống như con bọ cánh cứng, hóa ra là con bọ ve trên thú cưng.
Bác sĩ Hà Thế Hựu sau khi chẩn đoán tỉ mỉ phát hiện có bọ ve ở tinh hoàn của cậu bé 17 tuổi, thủ phạm là do thú cưng
Bác sĩ Hà nói rằng vì Tiểu Hạo có nuôi một con chó, mặc dù con chó được nuôi trong lồng bên ngoài ban công, nhưng Tiểu Hạo thường xuyên cho thú cưng ra ngoài đi dạo. Khi ra ngoài, con chó sẽ chơi với những con chó hoang khác, hoặc là chơi ở những nơi nhiều cây cối, rất dễ khiến thú cưng bị nhiễm bọ ve. Tiểu Hạo thường xuyên ôm ấp, vuốt ve thú cưng, dẫn đến bị bọ ve rơi từ lông thú cưng bò lên da ở vùng kín.
Phòng tránh lây nhiễm bệnh từ thú cưng sang người?
Bác sĩ Hà nhắc nhở, cách tốt nhất để hạn chế chó mèo lây bệnh sang cho người là tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cần thiết cho chúng cũng như đưa đến bác sĩ thú y khám định kỳ. Đặc biệt, cần phải tiêm ngừa bệnh dại cho chó mèo.
Ðể chó, mèo không bị ve rận, người nuôi phải chịu khó vệ sinh tắm rửa cho chúng, đồng thời thường xuyên vệ sinh nhà bằng thuốc sát khuẩn để diệt những mầm bệnh tiềm ẩn trong nhà. Khi chó, mèo còn nhỏ cần tập cho chúng thói quen đi vệ sinh đúng chỗ. Người nuôi phải rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Thú cưng cũng rất dễ gây bệnh cho con người
Ðể phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh từ vật nuôi, trước hết người nuôi chó, mèo phải là những người chủ nuôi có trách nhiệm. Người nuôi phải thường xuyên quan sát những dấu hiệu bệnh và khám chữa bệnh cho vật nuôi kịp thời; không nên để vật nuôi ủ bệnh sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho cả vật nuôi lẫn người nuôi nếu không cẩn thận trong tiếp xúc.
Ngoài ra để bảo vệ sức khỏe của mỗi người trong gia đình, kiến nghị không nên chọc giận thú cưng. Dù rằng bình thường, thú cưng có thể trông rất đáng yêu và dễ gần nhưng đôi khi sẽ có những khoảnh khắc chúng có thể quay lại tấn công bất kỳ ai. Vì thế, tuyệt đối không nên chọc giận hay đến gần thú cưng trong những tình huống sau:
- Khi chúng ăn nằm ngủ hoặc đang ăn
- Khi chúng mắc bệnh
- Khi thú cưng mới sinh và đang nuôi con.