Aflatoxin là một chất có độc tính cao, độc tính của nó gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có sức tàn phá cực kỳ nghiêm trọng đối với mô gan. Năm 1993, nó được xếp vào loại chất gây ung thư loại 1 bởi Viện Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) . Điều cần chú ý là chất gây ung thư cực độc này lại tồn tại trong một số thực phẩm mà ta không hề hay biết.
Ngô lạc mốc
Aflatoxin ẩn chứa trong thực phẩm bị mốc, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như lạc, ngô ... Tinh bột có thể sinh ra aflatoxin gây ung thư gan trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự với hạt kê hay đậu đỗ mà chúng ta thường ăn. Chính vì vậy, cần lưu ý:
Không nên mua quá nhiều để tích trữ, tránh nấm mốc
Do aflatoxin phát tán dưới dạng bào tử, thực phẩm dễ bị nấm mốc và khả năng hòa tan của aflatoxin trong nước thấp nên việc xử lý khó khăn hơn. Nếu nhận thấy một hạt đậu phộng bị hỏng, hãy vứt bỏ cả bát đậu phộng hoặc túi đậu phộng bảo quản cùng hạt đậu mốc đó.
Gạo hỏng/ Cơm thừa
Gạo hỏng là thứ dễ sinh ra độc tố aflatoxin nhất trong số những thực phẩm này. Vậy nên hãy mua gạo vừa đủ để bảo quản, nấu xong nên ăn hết cơm trong ngày, tránh để thừa cơm nguội sang ngày hôm sau.
Các loại hạt
Các loại hạt khô, đặc biệt là hạt dưa dễ bị nấm mốc và sản sinh ra aflatoxin gây ung thư. Nếu ăn phải hạt bị đắng, bạn phải nhổ đi ngay và súc miệng sạch sẽ. Vị đắng trong các loại hạt này do aflatoxin sinh ra trong quá trình nấm mốc, ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Đũa chưa rửa sạch
Đũa lâu ngày chưa dùng thường dễ bị mốc. Nhiều gia đình có thói quen lau qua rồi cho vào sử dụng. Thực tế, đũa không tự sản sinh ra aflatoxin mà thường vô tình bị dính tinh bột khi ăn các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như cơm, ngô, khi không được làm sạch đúng cách rất có thể bị ẩn tinh bột sản sinh ra nấm mốc có aflatoxin.