Bia là một loại đồ uống có cồn phổ biến được làm bằng cách ủ, lên men các loại ngũ cốc với men và các chất tạo hương vị khác, hầu hết các loại bia đều chứa 4 – 6% cồn. Nhiều người thường xuyên uống bia, điều này tốt hay không tốt cho sức khỏe? Cùng tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và tác hại của bia:
1. Dinh dưỡng của bia
Bia thường được coi là calo rỗng nhưng nó vẫn chứa một số khoáng chất và vitamin.
Bia thường được coi là calo rỗng nhưng nó vẫn chứa một số khoáng chất và vitamin. Tuy nhiên bia không phải là nguồn tốt so với các loại thực phẩm nguyên chất như trái cây và rau quả. Dưới đây là so sánh dinh dưỡng của 355 ml bia tiêu chuẩn và bia nhẹ theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ:
Ngoài ra, cả hai loại đều chứa một lượng nhỏ kali, canxi, thiamine, sắt, kẽm. Hàm lượng vitamin B và khoáng chất là kết quả của bia được làm từ ngũ cốc và men. Đáng chú ý, bia nhẹ có lượng calo bằng khoảng 2/3 lượng calo so với bia thông thường và ít cồn hơn một chút.
2. Lợi ích tiềm năng của bia
Uống một chút bia hoặc lượng vừa phải có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe.
Có thể có lợi cho trái tim
Bệnh tim là một trong ngững nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Một số nghiên cứu cho thấy uống bia từ nhẹ đến vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở 36 người trưởng thành bị thừa cân cho thấy uống bia vừa phải, một ly cho phụ nữ, hai ly cho nam giới mỗi ngày đã cải thiện đặc tính chống oxy hóa của cholesterol HDL (có lợi) đồng thời cải thiện khả năng loại bỏ cholesterol của cơ thể.
Một đánh giá lớn cho biết rằng lượng bia uống từ thấp đến trung bình, tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ, tối đa hai ly đối với nam giới có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở mức độ tương tự như rượu vang.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những lợi ích tiềm năng này chỉ liên quan đến lượng tiêu thụ nhẹ đến vừa phải. Uống nhiều bia cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Góp phần cải thiện lượng đường trong máu
Nên uống bia vừa phải, đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Uống bia nhẹ đến vừa phải có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu, một vấn đề đối với nhiều người mắc bệnh đái tháo đường.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống bia, rượu vang ở mức độ nhẹ đến vừa phải dường như làm giảm tình trạng kháng insulin, một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường cũng như nguy cơ chung phát triển bệnh đái tháo đường type 2.
Trong một nghiên cứu lớn với hơn 70.500 người tham gia liên quan đến việc uống rượu vang vừa phải, 14 ly mỗi tuần đối với nam giới và 9 ly mỗi tuần đối với phụ nữ với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở nam và nữ lần lượt là 43% và 58%. Tuy nhiên, uống nhiều bia, rượu có thể đi ngược lại những lợi ích này và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường,
Lưu ý là lợi ích tiềm năng này không áp dụng cho bia và đồ uống có cồn khác có chứa lượng đường cao.
Có thể hỗ trợ mật độ xương
Uống bia từ ít đến trung bình có thể giúp xương chắc khỏe hơn ở nam giới và phụ nữ sau mãn kinh. Một số nghiên cứu cho rằng bia có thể tốt hơn cho sức khỏe xương vì một số loại bia có hàm lượng khoáng chất silic cao. Nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu về Xương và Khoáng chất đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng silic hấp thụ trong chế độ ăn uống cao hơn và mật độ khoáng chất trong xương cao hơn ở hông.
Có thể làm giảm nguy cơ mất trí nhớ
Uống bia nhẹ đến vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Tuy nhiên, uống nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ.
3. Những tác hại khi uống quá nhiều bia, rượu
Mặc dù uống ít bia đến vừa phải có những lợi ích tiềm năng nhưng uống nhiều bia, hoặc uống quá nhiều dẫn đến say bia cực kỳ có hại:
Ảnh hưởng khi tham gia giao thông: Tổ chức Y tế Thế giới cho biết đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến việc lái xe bằng cách gây ra cảm giác buồn ngủ, khiến người lái ngủ gật khi lái xe, làm suy giảm thị lực, giảm thời gian phản ứng... Những điều này ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng rủi ro cho bản thân khi lái xe và những người khác.
Tăng nguy cơ tử vong: Những người nghiện bia, rượu nặng đến say xỉn có nguy cơ tử vong sớm cao hơn những người uống rượu vừa phải và những người không uống rượu.
Nghiện bia, rượu: Uống bia, rượu thường xuyên có thể dẫn đến nghiện và rối loạn sử dụng rượu.
Tăng nguy cơ trầm cảm: Nghiên cứu cho thấy những người nghiện bia, rượu nặng, hay say xỉn có nguy cơ trầm cảm cao hơn đáng kể so với những người uống rượu và không uống rượu vừa phải.
Tăng nguy cơ mắc bệnh gan: Nghiên cứu cho thấy uống hơn 30 g bia, rượu có trong hai đến ba chai bia 355 ml hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan như xơ gan.
Tăng cân: Một cốc bia tiêu chuẩn 355 ml chứa khoảng 153 calo, vì vậy uống nhiều đồ uống có thể góp phần tăng cân.
Có khả năng gây ung thư: Nghiên cứu liên kết bất kỳ việc uống bia, rượu nào với việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vòm họng và miệng…
Mặc dù uống bia đúng cách, đúng liều lượng có thể mang lại một số lợi ích, đạt được những tác động tích cực khi áp dụng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng đa dạng nhưng để giảm nguy cơ gây ra hậu quả tiêu cực cho sức khỏe, tốt nhất nên hạn chế uống không quá một ly tiêu chuẩn mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới. |