Uống nước có thể bị ngộ độc: 4 nhóm người dễ gặp phải tình trạng ngộ độc nước nhất, cần đặc biệt cẩn thận

Nước là thứ cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, tuy nhiên, uống sai cách có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Xiao Li, 21 tuổi ở Trung Quốc, đã ăn tối với bạn cùng phòng tại bữa tiệc tốt nghiệp đại học. Trong bữa tiệc, Xiao Li đã chơi một trò điên rồ vì không biết uống rượu nên cô đã chơi trò ''phạt nước'' (nếu chơi thua phải uống hết 1 cốc nước). Xiao Li sau đó đã uống gần mười chai nước khoáng. Cuối cùng, Xiao Li đột nhiên cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và được bạn cùng phòng đưa đến bệnh viện. Cô được chẩn đoán bị hạ natri máu.

Như chúng ta đã biết, cơ thể con người cần rất nhiều nước để khỏe mạnh và duy trì các chức năng của cơ thể. Nhưng uống quá nhiều nước sẽ khiến cơ thể gặp nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Nhiễm độc nước còn được gọi là hạ natri máu trong thực hành lâm sàng. Nó không phổ biến trên lâm sàng và hầu hết mọi người sẽ không gặp phải trường hợp như vậy khi uống nước mỗi ngày. Nhưng khi chúng ta uống nhiều nước, tất cả các chất lỏng dư thừa sẽ không đi đến đâu, vì vậy nó sẽ chảy ngược trở lại và đi vào máu. Một khi nó xâm nhập vào máu, nó sẽ lây lan đến mọi nơi trên cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, bộ phận nguy hiểm nhất chính là bộ não của chúng ta. Khi xâm nhập vào não, nó sẽ gây ra hiện tượng phù nề.

Uống nước có thể bị ngộ độc: 4 nhóm người dễ gặp phải tình trạng ngộ độc nước nhất, cần đặc biệt cẩn thận - Ảnh 1.

Ngoài ra, cơ thể chúng ta có các chất điện giải, có nhiệm vụ giữ ion cho các tế bào của cơ thể. Khi nước tràn vào các tế bào này, sự cân bằng điện giải trong cơ thể chúng ta sẽ không ổn định.

Dưới đây là 4 nhóm người dễ gặp phải tình trạng ngộ độc nước nhất, cần đặc biệt chú ý.

1. Những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần

Rối loạn tâm thần là một loại bệnh tâm thần, khi mắc bệnh này chúng ta rất mong muốn được bổ sung nước cho cơ thể nhưng dường như lại không bao giờ là đủ.

Do đó, bệnh nhân rối loạn tâm thần đa rối loạn đi kèm với các bệnh tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt cần đặc biệt chú ý kiểm soát lượng nước uống vào để không bị ngộ độc nước.

2. Người thường xuyên vận động cường độ cao, đặc biệt là chạy

Mặc dù bất kỳ người thường xuyên vận động cường độ cao nào cũng có thể bị say do uống nước, nhưng người chạy bộ nói chung có nhiều khả năng gặp phải tình trạng này hơn. Trong trường hợp này, quá nhiều nước sẽ làm loãng các chất điện giải, và xảy ra hiện tượng hạ natri máu loãng. Trong một nghiên cứu, hơn 13% người chạy bộ đã từng bị say nước.

Uống nước có thể bị ngộ độc: 4 nhóm người dễ gặp phải tình trạng ngộ độc nước nhất, cần đặc biệt cẩn thận - Ảnh 2.

3. Người lao động thể lực làm việc quá sức

Trong nhiều trường hợp, làm việc quá sức sẽ khiến chúng ta đổ mồ hôi nhiều hơn và cố gắng bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể. Tuy nhiên, khi vẫn khát, chúng ta rất khó để đo lường lượng nước mình tiêu thụ và bổ sung cho phù hợp.

Ví dụ, những người làm việc trên mái nhà vào mùa hè nóng bức phải đối mặt với nguy cơ rất lớn, đặc biệt nếu họ không theo dõi lượng uống vào, họ rất dễ bị say nước. Đối với những người lao động làm việc quá sức, việc uống nước là rất cần thiết, nhưng việc duy trì cân bằng điện giải cũng vô cùng quan trọng.

4. Trẻ sơ sinh

Một trong những lý do lớn nhất khiến trẻ sơ sinh gặp rủi ro là chỉ số khối cơ thể thấp. Hạ natri máu thường thấy ở trẻ sơ sinh dưới một tuổi. Khi trẻ nhỏ tiêu thụ nhiều nước so với trọng lượng cơ thể, việc dự trữ natri của trẻ sẽ mất cân bằng, dẫn đến ngộ độc nước.

Uống nước có thể bị ngộ độc: 4 nhóm người dễ gặp phải tình trạng ngộ độc nước nhất, cần đặc biệt cẩn thận - Ảnh 3.

4 triệu chứng cảnh báo bạn đang uống quá nhiều nước

1. Nước tiểu không màu

Nước tiểu của chúng ta nên có một số màu, thường là màu vàng nhạt. Tuy nhiên, khi nước tiểu không màu và trong suốt, phải chú ý xem chúng ta có uống quá nhiều nước hay không. Nếu uống hơn 10 cốc nước và nước tiểu trong, cần đặc biệt lưu tâm. Ngoài ra, người bình thường nên đi tiểu khoảng 6 - 8 lần mỗi ngày. Đi tiểu nhiều hơn 10 lần một ngày có khả năng làm mất cân bằng điện giải.

2. Đau đầu

Hầu hết những người bị đau đầu sau khi uống nhiều nước đều nghĩ rằng cơ thể có vấn đề và tìm đến thuốc không kê đơn. Trên thực tế, hầu hết mọi người không biết rằng đau đầu cũng có thể là một dấu hiệu của tình trạng mất nước. Nếu chúng ta bị đau đầu và đã uống nhiều nước, điều này có thể có nghĩa cơ thể là bị mất nước.

3. Sưng bàn tay, bàn chân và chân

Một lượng nước lớn sẽ khiến các tế bào trong cơ thể bị sưng tấy, chúng ta không chỉ thấy tay chân sưng phù mà còn thấy chúng chuyển sang nhiều màu sắc khác nhau do rối loạn tuần hoàn.

4. Yếu cơ

Khi chất điện giải trong cơ thể bị mất cân bằng, nó có thể gây ra chuột rút và co cứng cơ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, một số người còn có thể bị buồn nôn và nôn, đồng tử giãn ra, nhịp tim chậm. Mặt khác, khi cơ thể chúng ta bị quá tải nước, thận sẽ phải làm việc thêm giờ và hoạt động thêm để đào thải lượng nước dư thừa ra ngoài. Lúc này, khối lượng công việc của thận vượt quá mức sẽ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi.

Nguồn và ảnh: Kknews