Trong điều kiện bình thường, các nội tiết tố khác nhau do các tuyến nội tiết tiết ra được giữ ở trạng thái cân bằng. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ vì nhiều lý do khác nhau sẽ khiến nữ giới bị rối loạn chuyển hóa, từ đó làm hình thành các rối loạn nội tiết và gây ra các biểu hiện lâm sàng tương ứng. Rối loạn nội tiết ở phụ nữ có thể gây ra một số bệnh nội tiết phụ khoa như kinh nguyệt không đều, vô kinh, hiếm muộn, chảy máu tử cung do rối loạn chức năng, hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm, mãn kinh, phì đại tuyến vú...
Vậy làm sao để biết mình có bị rối loạn nội tiết hay không?
1. Tiết dịch âm đạo bất thường
Tăng tiết dịch là sự gia tăng lượng dịch tiết âm đạo ở phụ nữ. Đôi khi tiết dịch âm đạo tăng lên là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng ra huyết bất thường cũng là một trong những triệu chứng của bệnh rối loạn nội tiết. Tuy nhiên, các bệnh phụ khoa khác như viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây ra hiện tượng xuất huyết bất thường.
2. Rối loạn kinh nguyệt
Ngoài ảnh hưởng của estrogen và progesterone, một ảnh hưởng khác phải nói đến là hormone tuyến giáp do tuyến giáp tiết ra. Tuyến giáp và tuyến sinh dục thuộc hệ thống nội tiết, chúng hoạt động bình thường dưới sự điều tiết của vùng dưới đồi và tuyến yên. Các vấn đề với tuyến giáp có thể là bài tiết quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp, các chức năng khác nhau của cơ thể không đủ để hoạt động bình thường và làm xuất hiện một số vấn đề với hệ thống sinh sản. Biểu hiện ở nam giới như rối loạn chức năng tình dục, bất lực và xuất tinh sớm, biểu hiện ở nữ giới đó là rối loạn kinh nguyệt, vô sinh.
3. Đau bụng kinh
Rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt, phụ nữ không hoặc bị đau bụng kinh ở thể nhẹ sẽ đột ngột đau dữ dội khi đến tháng. Đau bụng kinh còn có thể liên quan đến các bệnh lý phụ khoa khác như lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm phụ khoa, dị sản tử cung… nên cần chú ý để phân biệt.
4. Vô kinh và vô sinh
Rối loạn nội tiết cũng có thể gây ra tình trạng vô kinh, trường hợp nặng có thể dẫn đến vô sinh. Phụ nữ trưởng thành cần đề phòng khả năng rối loạn nội tiết nếu kinh nguyệt đột ngột không xuất hiện.
5. Ngực tiết sữa dù không mang thai (Galactorrhea)
Phụ nữ bị rối loạn nội tiết có thể bị tiết sữa (galactorrhea) trong thời kỳ không cho con bú. Hầu hết các trường hợp galactorrhea có liên quan đến tuyến yên vùng dưới đồi, chức năng tuyến giáp bất thường và các vấn đề khác. Sử dụng các biện pháp tránh thai kéo dài cũng có thể gây ra galactorrhea. Sự hiện diện của galactorrhea và vô kinh dễ dẫn đến vô sinh.
Tóm lại:
Nếu bạn nữ muốn biết tình trạng nội tiết của bản thân và xem có bị rối loạn nội tiết hay không thì cách trực tiếp nhất là đến bệnh viện để làm 6 xét nghiệm nội tiết hay còn gọi là 6 xét nghiệm hormone sinh dục, chủ yếu bao gồm LH (luteinizing hormone), FSH (Hormone kích thích nang trứng), PRL (prolactin), P (progestin), E2 (estrogen), T (androgen). Ngoài 6 xét nghiệm nội tiết, một số thay đổi trong cơ thể cũng có thể được sử dụng để xác định xem đó có phải là rối loạn nội tiết hay không.
Sau khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn nội tiết, bạn nữ nên chú ý điều chỉnh lối sống, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, duy trì tâm trạng vui vẻ. Hãy tích cực tham gia các bài tập thể dục thể thao để phục hồi sự bài tiết hormone trong cơ thể trở lại bình thường.
Nguồn và ảnh: Women39, Pinterest