Chúng ta thường nói rằng một ly sữa mỗi ngày là bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với sự phát triển hư hiện nay, mức sống của người dân nâng cao nên các loại sản phẩm từ sữa và đồ uống từ sữa đã trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày.
Tuy nhiên, cô Lý sống tại Thâm Quyến, Quảng Đông (Trung Quốc) lại mắc căn bệnh lạ cũng vì loại thực phẩm bổ dưỡng này.
Cô Lý luôn có thói quen uống sữa dê, tuy nhiên từ tuần trước, cô không những sốt liên tục mà còn dễ đổ mồ hôi, lúc đầu cô nghĩ mình chỉ bị cảm nhẹ, một lúc sau sẽ khỏi. Nhưng chậm kinh mấy ngày, tình trạng không những không thuyên giảm mà người ngày càng yếu nên cô đã vội vàng đi khám.
Ảnh minh họa.
Trực khuẩn Brucella là vi khuẩn có dạng hình que gây bệnh Brucella hay bệnh sốt làn sóng. Đây là bệnh lý nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người.
Bệnh Brucella là một bệnh lý nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, dễ tái phát cho nên người bệnh khi mắc bệnh cần đi kiểm tra và điều trị để tránh các biến chứng về sau này.
Sau một loạt các cuộc kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra thủ phạm thực sự gây ra căn bệnh của cô Lý chính là Brucella (sốt Malta hay sốt Địa Trung Hải) do vi khuẩn Brucella gây ra. Nhưng bệnh này là bệnh thường gặp ở những người chăn nuôi trên đồng cỏ, cô Lý chưa bao giờ đến đồng cỏ, vậy căn bệnh lạ này đến với cô như thế nào?
Hóa ra cô Lý bị thu hút bởi những lời quảng cáo như "có nguồn gốc từ đồng cỏ tự nhiên, không ô nhiễm" trên mạng, lại thấy loại sữa dê này có nhiều dinh dưỡng nên đã mua về uống. Không ngờ sữa dê thực sự chứa vi khuẩn Brucella.
6 điều nên biết về thực phẩm để tránh gây hại cho sức khỏe
1. Thực phẩm tự nhiên chưa chắc đã an toàn
Nói chung, quy trình chế biến càng nhiều thì thực phẩm càng ít nguyên bản, thực phẩm càng nguyên bản và tự nhiên thì càng có nhiều thành phần, chất chứa bên ngoài thực phẩm. Như vậy, càng không khó có thể đảm bảo độ an toàn thực phẩm.
Sữa dê tươi chứa trực khuẩn Brucella là nguyên nhân gây bệnh cho cô Lý.
2. Phương pháp chế biến an toàn nhất là hấp, luộc, hầm
Các phương pháp nấu này không dùng nhiệt độ quá cao, và sự hư hỏng dinh dưỡng thực phẩm sẽ không quá nghiêm trọng. Một số thực phẩm sẽ sản sinh ra các chất có hại dưới phương pháp nấu nướng ở nhiệt độ cao. Trong khi đó, nhiệt độ chung của quá trình hấp, luộc và hầm là trong khoảng 100 độ C, có thể làm cho độ an toàn thực phẩm tương đối cao.
3. Gia vị càng đơn giản, nguy cơ gây hại sức khỏe càng giảm
4. Nên dùng thực phẩm tươi
Thực phẩm bảo quản lâu thường phải sử dụng phụ gia hoặc muối trong quá trình sản xuất. Điều này dễ sinh ra nhiều chất độc hại, nói chung không nên ăn thường xuyên.
5. Càng ít loại nguyên liệu thì rủi ro càng thấp
6. Thực phẩm càng hiếm, nguy cơ tiềm ẩn càng lớn
Một số thực phẩm hiếm, được ít người sử dụng hơn, nếu bạn ăn một loại thực phẩm mà chưa từng ăn, cơ thể có thể không thích ứng được với nó và sẽ gây ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe.
6 điều không nên làm để tránh xa vi khuẩn ẩn náu trong thực phẩm
1. Cắt thực phẩm không phân biệt sống, chín
Khi cắt rau, thịt, nhiều người thường cắt cả đồ sống và đồ chín với cùng chiếc dao, thớt. Cách làm này dễ gây bệnh lây qua đường ăn uống.
Tốt nhất bạn nên tách loại sống và chín sử dụng các dụng cụ làm bếp khác nhau như dao, thớt riêng để chế biến.
2. Dụng cụ đựng dầu và gia vị để lâu không rửa, dầu, gia vị mới lẫn với cũ
Dầu hay gia vị còn sót lại trong dụng cụ đựng sử dụng lâu ngày sẽ bị oxy hóa, độ ôi thiu cao hơn. Nếu bạn đổ trực tiếp dầu, gia vị mới vào dụng cụ đựng đã có sẵn thì đó sẽ là một nguồn ô nhiễm, gây ra một số nguy cơ sức khỏe nhất định.
Đặc biệt, dầu ôi thiu sau khi đun nóng sẽ bốc khói và ngộp, đồng thời sinh ra chất gây ung thư, có nguy cơ ngộ độc cao. Do đó, bạn nên vệ sinh dụng cụ đựng mỗi tuần một lần, không trộn lẫn dầu mới với dầu cũ.
3. Cắt bỏ những phần hoa quả bị mốc và ăn tiếp
Nhiều người sẽ cảm thấy thật lãng phí khi vứt bỏ những phần hoa quả bị mốc, nên cắt bỏ những phần bị mốc và thối rồi tiếp tục ăn. Nhưng trên thực tế, chất độc trong phần thối của trái cây mốc có thể khuếch tán sang phần không bị thối rữa qua nước trong trái cây. Vì vậy, tốt nhất bạn nên bỏ hết những quả bị mốc và không nên ăn chúng.
4. Thức ăn để ngẫu nhiên, không đậy trong bếp
Nếu có thức ăn dự trữ, tốt nhất nên cho vào hộp đựng thích hợp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín, không nên tùy tiện để trong bếp. Vì khi nấu nướng trong bếp sẽ có khói dầu đọng lại và rơi xuống, đồng thời các chất gây ung thư trong đó cũng sẽ ngấm vào thức ăn, gây hại nhất định!
5. Túi ni lông đựng thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ
Chúng ta có thể thường thấy một số quầy hàng sử dụng túi ni lông để đựng trực tiếp thức ăn nóng, tuy nhiên túi ni lông là sự kết hợp của chất dẻo và nhựa, có liên kết hóa học yếu dễ bị biến chất và hòa vào trong thức ăn, gây hại cho sức khỏe khi ăn vào. Do đo, không nên dùng túi ni lông để đựng thức ăn còn nóng, đối với thức ăn cần bảo quản lâu, tốt nhất nên sử dụng đồ dùng bằng chất liệu khác.
6. Tủ lạnh lâu ngày không được vệ sinh
Theo một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ, 64% người nhiễm vi khuẩn Listeria có thể tìm thấy vi khuẩn này trong tủ lạnh tại nhà. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại ở 0-45 độ C, và nó có thể tồn tại 1 năm trong tủ đông ở nhiệt độ -20 độ.
Vì vậy, tủ lạnh cũng cần được vệ sinh thường xuyên, tốt nhất nên bảo quản riêng thực phẩm sống và chín, không nên cất quá đầy, thức ăn thừa nên dùng màng bọc thực phẩm bọc kín hoặc hộp bảo quản tươi sống nhé!
Nguồn tham khảo và ảnh: Health Times, The Paper, Mạng lưới an toàn thực phẩm Hồ Nam