Vợ chồng nhà khoa học hơn 100 tuổi có cơ thể khoẻ mạnh như thanh niên nhờ quy tắc 5-3-1 dễ áp dụng

Nhiều người phải trầm trồ khi xem những chỉ số sức khoẻ của cặp vợ chồng này, dẫu ông bà đã bước sang tuổi xưa nay hiếm.

Cụ ông Qin Hanzhang (1908) và cụ bà Suo Ying (1922) là cặp vợ chồng trường thọ nổi tiếng tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trước đây, ông Qin từng là Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Trung Quốc. Còn vợ ông là chuyên gia dinh dưỡng thuộc Hiệp hội Y khoa trung Quốc.

Vợ chồng nhà khoa học hơn 100 tuổi có cơ thể khoẻ mạnh như thanh niên nhờ quy tắc 5-3-1 dễ áp dụng - Ảnh 1.

Vào năm 2018, khi đó cụ ông tròn 110 tuổi và cụ bà đạt 96 tuổi, họ vẫn có những chuyến đi du lịch cùng nhau. Trong 1 lần ra sân bay, họ bất ngờ bị nhân viên sân bay yêu cầu xuất trình giấy khám sức khoẻ bởi lo ngại vấn đề an toàn. Khi nhìn tờ giấy kết quả sức khoẻ, đa số những nhân viên trẻ tại đó đều phải thốt lên về cơ thể khoẻ mạnh như thanh niên của 2 ông bà.

Sau đó, câu chuyện sống thọ của vợ chồng ông Qin được chia sẻ rộng rãi. Nhiều người dần đặt câu hỏi về bí quyết làm như thế nào để có thể một cơ thể khoẻ mạnh đến như vậy. Trong một lần được truyền thông phỏng vấn, cặp vợ chồng trường thọ này đã tiết lộ bí quyết của mình dựa trên quy tắc 5-1-4, gồm 5 bữa ăn, 1 món súp và 3 hình thức vận động.

5 bữa ăn

Thay vì ăn 3 bữa ăn mỗi ngày, vợ chồng ông Qin lại chia thành 5 bữa. Mỗi bữa chỉ ăn trong khoảng thời gian 7-8 phút.

Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Họ thường sử dụng 375ml sữa, cà phê với một ít đường cùng 2 lát bánh mì.

Với bữa trưa, họ sử dụng cơm hoặc mì ống là thực phẩm chính. Kết hợp với đó là những món chay cùng các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành.

Đến 3h chiều, họ sẽ uống một ly trái cây tươi hoặc ăn trái cây dễ tiêu hoá như một chất bổ sung.

Sau đó khoảng 2 tiếng, vào lúc 5h chiều, ông bà tiếp tục uống 1 túi sữa hoặc ly cà phê kết hợp với bánh quy.

Bữa thứ 5 trong ngày là bữa tối. Thực phẩm chủ yếu là cháo đa hạt, sử dụng kèm bánh nhân đậu, trứng và rau xay nhuyễn.

Ông Qin giải thích rằng, cơ thể người cao tuổi có khả năng hấp thụ kém nên uống sữa có thể bổ sung canxi rất tốt. Khả năng nhai kém nên cần ăn đồ nấu mềm. Họ đã theo chế độ ăn kiêng này trong nhiều thập kỷ.

Bà Suo Ying cho biết, nếu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không theo kịp thì cần bổ sung thêm vitamin, canxi và dầu cá.

1 món súp

Mùa đông, gia đình ông Qin ưa thích món súp borscht. Mòn này bao gồm nhiều nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao, như thịt bò, cà chua, cà rốt, khoai tây, cần tây và hẹ tây.

Vợ chồng nhà khoa học hơn 100 tuổi có cơ thể khoẻ mạnh như thanh niên nhờ quy tắc 5-3-1 dễ áp dụng - Ảnh 2.

Về mặt dinh dưỡng, món ăn này mang đến một loạt giá trị. Thịt bò là loại thịt có hàm lượng protein cao, vừa có thể ăn để sưởi ấm trong mùa đông vừa có thể bổ sung đủ lượng protein chất lượng cao. Cà chua không chỉ có thể làm tăng vị chua cho món canh mà còn bổ sung các chất dinh dưỡng bảo vệ tim mạch như lycopene. Carotene trong cà rốt có thể bảo vệ thị lực và ngăn ngừa ung thư. Hành tây có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cần tây có thể bổ sung chất diệp lục…

Ngoài ra, theo chia sẻ bà Suo, khi nấu ăn bạn nên sử dụng ít dầu và muối để tránh tăng lipid trong máu. Ngoài món súp này, cặp vợ chồng trường thọ này thường dùng cách nấu đơn giản như luộc hoặc hấp nhằm bảo quản tốt dinh dưỡng của thực phẩm và nấu càng nhiều rau càng tốt. Điều này giúp tốt cho hệ tiêu hoá, giảm gánh nặng cho dạ dày của người trung niên và cao tuổi.

3 hình thức vận động

Vận động não: Sử dụng não bộ một cách siêng năng cũng là một cách để rèn luyện sức khoẻ. Dù hơn 100 tuổi, ông Qin vẫn thường xuyên tham gia vào các nghiên cứu và hội nghị khác nhau. Người trung niên và người cao tuổi thường xuyên tham gia các hoạt động trí não như học, đọc sách báo có thể ngăn ngừa lão hoá của não và duy trì sự trẻ trung.

Vợ chồng nhà khoa học hơn 100 tuổi có cơ thể khoẻ mạnh như thanh niên nhờ quy tắc 5-3-1 dễ áp dụng - Ảnh 3.

Tạp chí Real Simple dẫn kết quả nghiên cứu quy mô lớn kéo dài 12 năm do nhóm học giả từ Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, được bình duyệt và công bố trên tập san Social Science & Medicine (tạm dịch: Khoa học xã hội & Y học), chỉ ra rằng đọc sách 30 phút/ngày sẽ giúp giảm đáng kể khả năng tử vong khi bạn già đi và kéo dài tuổi thọ.

Việc đọc cách cho thấy tác động tích cực đến sức khoẻ của não bộ. Trung bình, những người đọc sách sống lâu hơn 23 tháng so với những người không đọc sách. Đối với những người đọc nhiều hơn 30 phút/ngày, con số này con số này còn khả quan hơn.

Các tác giả giải thích rằng đọc sách có thể giúp duy trì các kết nối thần kinh tốt hơn, kích hoạt bộ não tạo ra các con đường giữa các bán cầu và thùy não với tốc độ cao hơn, từ đó giúp cải thiện sức khỏe trí óc, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức.

Vận động tinh thần: Ngoài ra, năng tham gia các hoạt động ngoài xã hội, trò chuyện với gia đình và bạn bè, nói về điều hạnh phúc trong cuộc sống sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và duy trì sức khoẻ thể chất và tinh thần.

ĐH Harvard đã thực hiện một cuộc nghiên cứu kéo dài 75 năm tìm ra nguyên tắc của sống thọ. Sau khi phân tích 10.000 trang dữ liệu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho rằng sự gắn với mọi người sẽ giúp trí nhớ của bạn sắc bén hơn. Những ai luôn cảm thấy tin tưởng bạn đời, có thể nhờ cậy nửa kia khi cần thì khả năng nhớ mọi thứ cũng tốt hơn và lâu hơn.

Vận động chân tay: Vận động chân tay ở đây được hiểu là tập thể dục. Một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan thực hiện cho thấy những người hoạt động mạnh từ 150 đến 300 phút hoặc hoạt động thể chất vừa phải từ 300 đến 600 phút mỗi tuần có tỷ lệ tử vong thấp hơn. Người tham gia các bộ môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, thể dục nhịp điệu hoặc hoạt động ngoài trời trong 150 đến 300 phút có tỷ lệ tử vong vì tất cả nguyên nhân thấp hơn từ 21% đến 23%.

Người tập luyện thường xuyên cũng có tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn từ 27% đến 33%, tỷ lệ tử vong vì các bệnh không liên quan đến tim mạch thấp hơn 19%.