Về quê ngủ một giấc trong lành, sáng ra tôi chạy lên đồi vải để thưởng thức niềm vui hái vải.
Đồi vải thì của nhà tôi, nhưng ở vùng núi nên không phải trông nom và hàng xóm cứ tự nhiên thu hái. Khi tôi ra đồi vải đã thấy hai ông bà già và mấy người ở đâu đang tíu tít chặt cành vải nhà tôi để thu hoạch "hộ".
Cháu con nhà hàng xóm trèo lên cây chặt cành vải thả xuống. Họ bảo phải chặt cành để sang năm vải tiếp tục ra cành mới, có thế mới tốt quả. Tôi và hai ông bà già chỉ việc ngồi vặt những cành vải nhỏ buộc gọn và chắc thành những túm 3-5kg, cho vào bao tải chờ người buôn tới đem đi.
Mùa vải đã đến, nhanh làm món trà vải dễ uống, phòng bệnh. Ảnh minh họa.
Tôi vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ với hai ông bà. Chuyện làng xóm, chuyện mua bán, mơ ước... một hồi lại trở về mùa vải. Vui miệng tôi hỏi ông bà đã được uống trà Lệ chi bì và Long nhãn bì chưa? Cả hai ông bà lắc đầu chưa biết những thứ đó là gì. Tôi cười, bảo Lệ chi bì chính là vỏ quả vải đang ở trước mặt ông bà đây. Còn Long nhãn bì là vỏ quả nhãn sắp tới mùa. Hai thứ vỏ này làm trà uống rất tốt cho cơ thể. Nhân lúc rỗi rãi, tôi ngồi hãm ấm trà vỏ vải, vỏ nhãn mời ông bà uống.
Trà Lệ chi bì chữa được nhiều chứng bệnh. Ảnh minh họa.
Theo y học cổ truyền thì:
- Vỏ vải (Lệ chi bì) có tác dụng lí khí, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sinh tân dịch, ích huyết, trị phiền khát, giải khát, thu liễm cầm máu, trị băng huyết, thấp chẩn, mụn nhọt, đau dạ dày, trị phụ nữ viêm nhiễm phụ khoa khí hư, nóng trong, tiêu hóa kém... Vỏ quả vải sắc kỹ để uống thay nước hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Nước vỏ quả vải không hàn, không táo nên có có thể uống lâu dài uống.
Cách dùng rất đơn giản. Quả vải thiều chín tươi sau khi đã sử dụng cùi thì vỏ quả đem rửa sạch, phơi khô (âm can ) sau đó cất đi để dùng dần. Mỗi lần dùng chỉ 30g đun với 2-3 lít nước, sắc loãng, uống thay nước lọc trong ngày rất tốt cho sức khỏe.
Quả vải thiều chín tươi đã dùng cùi thì rửa vỏ quả sạch, phơi khô, cất đi để dùng dần. Ảnh minh họa.
- Vỏ nhãn (Long nhãn bì) có rất nhiều tác dụng, trong đó có trừ phong, tán tà, thông tai, sáng mắt, ích tâm tỳ, bổ khí huyết, thu liễm… Rất tốt để trị các bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, hay quên, hồi hộp, tai ù, viêm tai giữa,vết bỏng, vết thương lở loét… phòng trị ung thư (tiêu diệt tế bào ung thư)…
Cách dùng cũng đơn giản: Vỏ nhãn tươi, phơi khô cất đi dùng dần. Mỗi lần dùng 15-20g sắc với 2-3 lít nước, sắc loãng uống thay nước trong ngày để phòng và trị bệnh tật
- Có thể kết hợp cả 2 loại vỏ vải, vỏ nhãn đun uống thay nước cũng rất tốt...
Long nhãn bì có nhiều tác dụng như trừ phong, tán tà, thông tai, sáng mắt... ảnh minh họa.
Hiện tại có khoảng 40 loại thuốc của Trung Quốc có thành phần từ vỏ, lá, hạt quả vải, quả nhãn. Các cụ xưa còn dùng vỏ quả vải, vỏ quả nhãn trị viêm tai giữa cho trẻ nhỏ bằng cách đốt cho cháy hai loại vỏ này, nghiền thành bột mịn rồi thổi vào tai trẻ.
Nếu là vết bỏng, thì lấy ngay bột nghiền mịn trộn với dầu ăn (tốt nhất là dầu vừng) rồi bôi lên vết bỏng sẽ hết đau rát và mau lành.
Người nào béo tốt quá mà lắm bệnh cứ hai thứ đun lên mà uống vừa giảm cân lại hết bệnh.
Người cao huyết áp thì cứ vỏ nhãn mà uống.
Người có bệnh dạ dày thì cứ vỏ vải, hoặc lá vải uống.
Người ngủ kém, hay đau đầu cứ vỏ nhãn mà uống.
Chị em bị viêm nhiễm phụ khoa thì càng nên uống.
Vỏ quả vải, nhãn sắc có thể kết hợp sắc nước uống rất tốt. Ảnh minh họa.
Trong dân gian có rất nhiều câu chuyện chữa bệnh ly kỳ bằng 2 loại quả này, còn ví nó như thần dược vì từ rễ - thân - vỏ - lá quả - hạt – cùi... đều dùng làm thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Những thông tin về tác dụng của 2 loại trên đã được ghi chép trong các sách y cổ của đông y từ hàng ngàn năm nay, ví dụ trong sách của Đại danh y Lý Thời Trân, trong các tài liệu, các tạp chí y khoa lớn, các đề tài nghiên cứu lớn do các nhà khoa học các y, bác sĩ nghiên cứu kiểm chứng.
Hiện vải thì đang vào mùa, nhãn cũng sắp có. Bà con nên phơi khô, tích trữ để dùng dần, lưu ý chọn loại vỏ vải, vỏ nhãn sạch không bị phun thuốc để dùng.