Xương khớp “già trước tuổi” vì đâu?

Những năm gần đây, số lượng người trẻ bị đau xương khớp ngày càng tăng cao. Đây là một thực trạng đáng báo động bởi tốc độ “già hóa” của xương khớp đang nhanh hơn quá trình lão hóa của cơ thể. 

Nghịch lý tuổi còn trẻ nhưng xương khớp đã… già!

Các thống kê gần đây cho thấy, bệnh xương khớp đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Nhiều người chỉ mới đang độ tuổi 20 - 30 nhưng “tuổi khớp” đã bước sang tuổi 40.

Theo các chuyên gia, cuộc sống hiện đại với những thay đổi về lối sống, công việc, thói quen ăn uống và vận động là những yếu tố khiến nhiều người gặp tình trạng xương khớp bị lão hóa sớm.

Cụ thể, nhiều người trong quá trình lao động phải giữ một tư thế quá lâu và lặp đi lặp lại trong thời gian dài như công nhân, nhân viên văn phòng, tài xế... Với những người lao động chân tay, mang vác nặng lâu ngày cũng khiến khớp dễ bị viêm và nhanh thoái hóa.

Xương khớp “già trước tuổi” vì đâu? - 1

Công việc ngồi nhiều như thợ may khiến xương khớp dễ đau nhức

Đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại, giới trẻ có thói quen nằm/ ngồi sử dụng các thiết bị điện tử (laptop, tablet, smartphone…) trong nhiều giờ liền, gây nên tình trạng co cứng, tê các khớp, đặc biệt ở dọc ngón tay, cánh tay, vai gáy. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ngọt... vừa khiến sụn khớp thiếu dưỡng chất, vừa tăng nguy cơ thừa cân béo phì, tạo áp lực cho xương khớp.

Ngoài các yếu tố nguy cơ nói trên, có một nguyên nhân vô cùng quan trọng nhưng ít ai ngờ tới là xuất phát từ hệ miễn dịch, đặc biệt với các bệnh viêm khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ... Tình trạng căng thẳng, áp lực, thói quen thức khuya, dinh dưỡng kém, ô nhiễm môi trường... khiến hệ miễn dịch của cơ thể dễ bị rối loạn, phản ứng quá mức và sản sinh ra các chất gây viêm (cytokine), kích thích quá trình tự viêm và hủy hoại tế bào sụn khớp khiến mật độ sụn khớp và xương dưới sụn bị giảm, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

Bệnh xương khớp ở người trẻ có thể xuất hiện ở hầu hết các khớp nhưng thường gặp nhất là khớp ở ngón tay, cổ tay, vai gáy, thắt lưng, khớp gối. Các cơn đau lúc đầu thường xuất hiện thoáng qua, sau đó có thể quay trở lại và tăng nặng cả về tần suất lẫn cường độ.

Xương khớp “già trước tuổi” vì đâu? - 2

Các cơn đau tay, lưng, cổ, vai, gáy xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ

Trả lại sức trẻ và độ dẻo dai cho xương khớp

Để tăng “tuổi thọ”, sự dẻo dai cho xương khớp thì điều quan trọng hàng đầu là phải ngăn ngừa bệnh xương khớp tiến triển và kích hoạt quá trình tái tạo sụn khớp. Để đạt được điều này, cần một giải pháp toàn diện từ dinh dưỡng, vận động, thay đổi lối sống và sử dụng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất đặc hiệu. Đặc biệt với người trẻ thì các giải pháp càng cần phải thực hiện đầy đủ và duy trì để kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng về sau. 

Về dinh dưỡng, người trẻ được khuyên nên đảm bảo cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Trong đó, nên giảm lượng tinh bột, tăng cường chất xơ và các vitamin A, C, D và omega 3. Các thực phẩm tốt được chuyên gia khuyên dùng gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây, các loại cá như cá trích, cà mòi, cá hồi,...

Nhóm giải pháp về vận động rất quan trọng đối với người trẻ. Vận động vừa góp phần tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp, hạn chế cứng khớp, vừa giúp tăng cường khối lượng và sức mạnh của cơ và dây chằng - hai yếu tố có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương khớp và giảm áp lực lên sụn khớp. Với những người trẻ thì có thể tập bất cứ môn nào mà họ yêu thích từ chạy bộ, đạp xe cho đến tập thể hình, đá bóng. Lưu ý là không nên vận động quá sức hoặc sai kỹ thuật gây tổn thương đến xương, khớp, dây chằng...

Song song với vận động, người trẻ nên hạn chế một số thói quen xấu như ngồi một chỗ quá lâu, đứng sai tư thế, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, thức khuya, sử dụng thức ăn nhanh...

Xương khớp “già trước tuổi” vì đâu? - 3

Thực hiện các giải pháp toàn diện giúp người trẻ đẩy lùi cơn đau xương khớp

Bên cạnh đó, ở những bệnh nhân xương khớp trẻ tuổi, do bệnh khởi phát sớm nên cần bổ sung đều đặn các dưỡng chất đặc hiệu nhằm tái tạo sụn khớp, hạn chế tình trạng thoái hóa từ sớm gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Với mục đích đó, các nhà khoa học Mỹ bằng những nghiên cứu chuyên sâu đã khám phá ra bộ tinh chất quý trong sản phẩm JEX thế hệ mới gồm Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate... Bộ tinh chất này có tác dụng vượt trội trong việc điều hòa miễn dịch, giảm đáng kể việc sản sinh các chất gây viêm như TNF-α, IL-1,2,6, interferon gamma…, từ đó ngăn ngừa quá trình viêm tiến triển.

Đặc biệt, JEX thế hệ mới có chứa tinh chất Collagen Type 2 không biến tính hàm lượng gấp đôi có tác dụng kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản, tăng cường chất lượng dịch khớp, giúp khớp đàn hồi tốt hơn. Do vậy, sản phẩm được đánh giá là có tính toàn diện, hiệu quả và an toàn, vừa có tác dụng điều hòa miễn dịch, ngăn viêm, vừa cung cấp dưỡng chất để tái tạo sụn khớp, giúp người trẻ bớt đau, kéo dài “tuổi thọ” cho xương khớp.

Các giải pháp trên đây có thể không quá khó để thực hiện nhưng điều quan trọng là người trẻ cần thực hiện đầy đủ và duy trì để kiểm soát tốt bệnh, duy trì độ dẻo dai, chắc khỏe cho xương khớp toàn thân.

Xem video: Giải pháp mới giúp giảm đau, tăng cường sức khỏe cho xương khớp:

Xương khớp “già trước tuổi” vì đâu? - 4