Sau khi cơn bão Yagi đi qua để lại nhiều nỗi mất mát to lớn cho người dân ở khu vực phía Bắc, ngay lúc này cả nước cùng chung tay cải thiện cuộc sống cho những người kém may mắn. Trong số nhiều hành động ý nghĩa thì việc quyên góp quần áo được nhiều người hưởng ứng nhiệt tình. Thế nhưng, không chỉ nên có tấm lòng mà mỗi chúng ta nên chọn lọc mỗi món đồ gửi đến phía Bắc để khi nhận người dân phía Bắc có thể sử dụng và cảm thấy vui vẻ.
Hiện tại, trên mạng xã hội, nhiều người phải "dở khóc dở cười" khi nhận được quần áo thiện nguyện nhưng chẳng biết sử dụng như thế nào. Những món đồ mang đi quyên góp hoàn toàn không phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người nhận. Thậm chí, một số trang phục còn trong tình trạng rách rưới, cũ nhèm và khó diện thường ngày... Chính vì thế, một số điều cần lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn thêm thông tin để gửi tặng quần áo một cách hợp lý và khéo léo hơn.
Tình trạng quần áo rách, không thể sử dụng được gửi đi rất nhiều tới những tỉnh phía Bắc làm mọi người bức xúc.
Khi nhận được quần áo quyên tặng như thế này, mọi người chỉ biết "cười ra nước mắt".
Bạn nên lựa chọn kỹ quần áo trước khi có ý định mang chúng cho việc thiện nguyện.
1. Ưu tiên chất liệu có khả năng giữ ấm
Như chúng ta đều biết, những tỉnh ở khu vực phía Bắc có khí hậu khá lạnh giá. Cộng thêm đợt bão lũ vừa qua nên độ ẩm ở những khu vực này tương đối thấp. Vì thế, những bộ trang phục có chất liệu giữ ấm như len, cotton, nỉ, bông,...nên được ưu tiên để đưa đến đây.
Những mẫu áo giữ ấm cơ thể sẽ giúp ích cho bà con khá nhiều trong mùa bão lũ này.
Kiểu áo len mỏng vừa nhẹ gọn lại khá ấm cho mọi người.
Thêm một kiểu áo được ưa chuộng chính là áo từ chất liệu tweed, vừa bền vừa dày dặn. Không chỉ có khả năng giữ ấm cơ thể mà những items này có tuổi thọ khá lâu, sử dụng trong thời gian dài vẫn khó hư hỏng.
2. Chú trọng đến kiểu dáng
Một điều quan trọng không kém khi chọn lựa quần áo quyên tặng chính là hãy để ý đến kiểu dáng. Những mẫu áo 2 dây, croptop, quần đùi hay cắt xẻ không phù hợp để gửi cho người dân khu vực phía Bắc sau bão lũ. Thay vào đó, áo thun cơ bản, những kiểu áo sơ mi tay dài - ngắn hay quần nỉ, quần thể thao nên được ưu tiên hơn.
Áo sơ mi tay dài có độ che phủ cơ thể cao, giúp người dân miền Bắc tránh được nhiều tác nhân gây hại sau bão lũ.
Áo thun hay áo polo có cổ cũng có khả năng giữ ấm tốt cũng là item nên chọn nếu bạn có ý định đi quyên góp đồ.
Những kiểu dáng thông dụng sẽ giúp người nhận dễ dàng mặc vào hay cởi ra. Ngoài ra, cũng phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, dễ dàng cho việc phân phát và đưa tới tay người cần.
3. Tuyệt đối tránh gửi tặng đồ ngủ hay đồ đi tiệc
Những món đồ mang tính cá nhân và riêng tư như đồ ngủ, đồ lót nên liệt vào danh sách "cấm vận" khi quyên tặng quần áo cho miền Bắc. Vì những items này không có khả năng tái sử dụng và khá nhạy cảm. Chưa kể, đây không phải là những gì mọi người cần trong thời điểm này.
Áo 2 dây thế này không nên nằm trong danh sách những món đồ mang đi quyên tặng.
Đặc biệt, váy dạ hội đuôi cá không phải là trang phục bà con miền Bắc có thể sử dụng trong thời điểm còn lũ lụt và bùn đất.
Những mẫu váy xuyên thấu, cổ yếm không giữ ấm cơ thể, ngược lại gây khó khăn về di chuyển khi diện cho bất kỳ ai.
Váy sequin lấp lánh phù hợp với những buổi tiệc tùng hơn là dành cho người dân miền Bắc đang khắc phục cuộc sống sau bão lũ.
Điều tối kỵ khi từ thiện quần áo chính là đem đồ ngủ đi tặng. Những items có tính cá nhân và kén người mặc nên loại bỏ ngay lập tức.
Đồ đi tiệc như váy đuôi cá, đầm squin lấp lánh hay những bộ cánh sặc sỡ cũng là blacklist vì gây khó khăn trong quá trình vận chuyển cũng như tạo cảm giác khó chịu cho người nhận.
4. Hãy tặng trang phục còn khả năng sử dụng
Quyên tặng quần áo cho người khác chính là việc san sẻ những items còn hạn sử dụng, chứ không phải việc "ném" những thứ đã vượt qua mức tái sử dụng. Vì vậy, thật khó chấp nhận khi gửi tặng mọi người trang phục hư hỏng hay rách rưới quá nhiều.
Váy rách nát không thể sử dụng nên có mang tặng cũng vô giá trị.
Những set đồ thế này lại có tính ứng dụng cao và phù hợp hơn hẳn. Điều quan trọng nhất khi tặng quần áo chính là những món đồ đó phải lành lặn và còn sử dụng được.
"Của cho không bằng cách cho" thật đúng trong hoàn cảnh hiện tại. Mỗi người nên trang bị vài lưu ý trước khi gửi tặng đồ đạc để chung tay hướng về miền Bắc thân thương để mỗi chiếc áo, chiếc quần trao đến tay người nhận là một sự chỉn chu, san sẻ và đồng cảm.