Gọi Trung Quốc là đất nước có bàn tay biết biến hóa thật thành giả cũng không sai. Các thương hiệu nổi tiếng ngày nay phải khâm phục với tài sao chép y nguyên của xứ sở này. Cứ hễ vừa tung ra mẫu sản phẩm mới nào thì y như rằng Trung Quốc cũng cho mẫu y hệt. Có một số trường hợp, mẫu nhái còn lăm le tung ra trước cả bản chính chỉ nhờ 1 số hình ảnh ít ỏi.
Tuy nhiên, do vấn đề bản quyền của thương hiệu, một số mẫu mã không được phép lấy đúng tên mà phải biến thể đi để tránh cảnh sát túm cổ. Và đây chính là những cái tên trong số đó.
Bạn có nhận ra thương hiệu thể thao yêu thích của mình không? Từ Nike đã biến thành Niek và phần logo cũng được vẽ thêm 1 nét khó hiểu. Đôi dép có lẽ sẽ đẹp khi bỏ đi phần logo nhái này.
Hết Niek lại sang... Hike. Theo từ điển Anh Việt, hike có nghĩa là cuộc hành quân đường bộ. Có lẽ đi bộ quãng ngắn thì đôi dép này sử dụng được!
Chiếc giày thể thao màu trắng của Nike bị nhái lại với tên gọi "dở khóc dở cười". Nếu bạn không biết thì Mike là tên gọi của một diễn viên nam đóng vai chính trong Ngôi nhà hạnh phúc bản Thái Lan nhé!.
Một pha tấu hài cực mạnh khi cả 2 hãng giày đều quy tụ trong một đôi giày. Tuy nhiên, phải nhìn kĩ thì bạn mới sắp xếp được đúng thứ tự chữ của các thương hiệu.
Vâng, đôi giày này có thiết kế trông cũng khá nuột nà cho đến khi đọc được tên hãng là "a-bi-đát" thì ai nấy mới bừng tỉnh ra.
Hết "a-ba-đít" lại đến "a-da-đít"...
Lần này thì Adidas đã được viết đúng kí tự. Tuy nhiên, ngực áo thì in logo Adidas còn tag áo thì lại điền nhà mốt Ý - Gucci?
Nhiều người chắc hẳn phải phì cười khi thấy D&C (viết tắt của Docha & Cabanov), một thương hiệu nhái Dolce & Gabbana.
Anh chàng này đang đi trên đường có lẽ giật mình bởi thương hiệu yêu thích bị biến thể sang tên khác mà phải dừng lại chụp tấm làm chứng.
Việc nhái tên thương hiệu thế này khiến các nhà mốt chính hãng khá đau đầu.
Con báo sư tử huyền thoại của hãng thời trang Puma trở thành con mèo vằn trên sản phẩm này còn tên thương hiệu thì biến thành Foum.
Chỉ cần thay đổi thứ tự các chữ cái ta nghiễm nhiên có thương hiệu mới nhưng với một cách khó hiểu và khó đọc.
Nếu những mặt hàng fake 1, fake 2 có thể nhận diện được bằng mắt thường thì hàng super fake lại yêu cầu độ tinh vi hơn nữa để phát hiện ra. Nếu bạn không phải là người sành trong khoản ăn mặc cũng khó có thể phát hiện ra được đó là hàng fake. Sự tinh vi của thị trường hàng nhái ở Trung Quốc còn khủng đến mức đôi khi cả người bản địa cũng bị lừa.
Với giá thành rẻ lại trông giống như hàng hiệu xịn đã thu hút được đối tượng lớn khách hàng không đủ điều kiện tài chính nhưng vẫn muốn bắt kịp xu hướng. Thậm chí có một số người có điều kiện nhưng họ vẫn thích sử dụng hàng Super Fake hoặc hàng siêu cấp vì chất lượng của nó cũng đủ thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng.
Tùy theo độ "xịn" của hàng nhái mà sản phẩm có nhiều mức giá khác nhau. Độ "xịn" ở đây có thể phân cấp thông qua đường kim mũi chỉ, màu sắc, chất liệu của sản phẩm,... Thông thường hàng super fake sẽ được tỉ mẩn đến từng chiếc tag, bao bì và đóng hộp y như thật.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc sử dụng hàng nhái vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới thời trang. Người cho rằng đó là hành vi mua bán là cách thức trục lợi trên thành công của người khác. Nếu là bên bán, sẽ bị quy vào tội vi phạm sở hữu trí tuệ với những mức án phạt khác nhau tùy vào mức độ.