Hot trend dạo này: Các brand thời trang bình dân lẫn cao cấp đều “thi nhau” mở tiệm cafe và nhà hàng xinh điên đảo

Điều gì dẫn tới cuộc đua "ẩm thực" giữa các thương hiệu thời trang?

Không gian bên trong các tiệm cafe và nhà hàng của Tiffany & Co., Dior, Prada và Zara

Kể từ sau đại dịch COVID-19, có một xu hướng đang được rất nhiều các thương hiệu thời trang hưởng ứng: mở quán cafe và nhà hàng mang logo của mình. Khi cuộc sống trở lại trạng thái bình thường, người tiêu dùng háo hức ra ngoài và tận hưởng dịch vụ, ngành F&B đã được các thương hiệu xa xỉ coi như một phân khúc mới để chinh phục. Việc các nhà mốt tiến vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống không phải là chuyện mới, tuy nhiên 2 năm trở lại đây đã đánh dấu sự tăng trưởng đột phá trong số lượng quán cà phê và nhà hàng của các thương hiệu thời trang.

"Trải nghiệm cao cấp" chính là một "thần chú" mà các thương hiệu thời trang muốn sử dụng để tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng

Theo các nghiên cứu mới nhất, chi tiêu của người tiêu dùng trong những năm gần đây có xu hướng chuyển sang chăm sóc sức khỏe, khách sạn và ăn uống. Từ đó, việc tham gia vào lĩnh vực F&B có thể là đòn bẩy tăng trưởng mới cho các thương hiệu, đơn cử như cách chuyển đổi không gian bán lẻ kém hiệu quả thành nhà hàng.

Sự đa dạng hóa này cũng cho phép các thương hiệu củng cố hình ảnh của họ trong mắt công chúng.

(Từ trái qua) Quán cà phê kiêm cửa hàng pop-up hình chiếc túi Le Bambimou của Jacquemus ở Seoul và Beach Club của Gucci ở bãi biển Saint-Tropez (Pháp)

Christian Dior hiện tại đã mở loạt quán xá ở Saint-Tropez, Tokyo, Seoul và Miami. Đặc biệt, vào năm 2022 nhà mốt đã cải tạo cửa hàng tại địa chỉ 30 Avenue Montaigne lịch sử thành nhà hàng Monsieur Dior, do đầu bếp Jean Imbert đứng đầu. Ý tưởng này được thực hiện hoàn chỉnh bởi Dior Patisserie.

Prada cũng đã mở rộng địa bàn sang lĩnh vực F&B thông qua thương hiệu Marchesi, tương tự với LVMH là quán cafe Cova. Ralph Lauren đã thử nghiệm một số ý tưởng về nhà hàng tại một vài những cửa hàng hàng đầu của mình. Gucci cũng đã mở rộng dịch vụ ẩm thực của mình các bốn thành phố lớn như Florence, Los Angeles, Tokyo và Seoul.

Hot trend dạo này: Các brand thời trang bình dân lẫn cao cấp đều “thi nhau” mở tiệm cafe và nhà hàng xinh điên đảo - Ảnh 4.

Bên trong nhà hàng Monsieur Dior

Hot trend dạo này: Các brand thời trang bình dân lẫn cao cấp đều “thi nhau” mở tiệm cafe và nhà hàng xinh điên đảo - Ảnh 5.

(Từ trái qua) Không gian dịch vụ nhà hàng của Prada và Valentino

Ngoài khả năng tăng độ nhận diện, những địa điểm ăn uống này còn là một cách để thương hiệu đa dạng hóa doanh thu. Đồng thời, việc các thương hiệu thời trang mở cafe và nhà hàng sẽ góp phần khuyến khích khách hàng kéo dài thời gian "lưu trú" trong không gian của họ, từ đó kích thích tiêu dùng. Lý do là bởi các địa chỉ ẩm thực này thường được mở bên cạnh các cửa hàng của hãng.

Hot trend dạo này: Các brand thời trang bình dân lẫn cao cấp đều “thi nhau” mở tiệm cafe và nhà hàng xinh điên đảo - Ảnh 6.

Quán cà phê của Dior tại Saint-Tropez (Pháp) được đặt ngay sát cửa hàng của hãng

Bên cạnh các thương hiệu xa xỉ, các thương hiệu bán lẻ gần đây cũng nhận ra tiềm năng của lĩnh vực F&B. Zara đã mở không gian quán cà phê bên trong không gian cửa hàng của hãng tại Dubai. Uniqlo mới đây đã triển khai mô hình Uniqlo Coffee ngay trong các cửa hàng mới nhất của hãng trên toàn thế giới, trong đó có Hà Nội.

(Từ trái qua) Không gian bên trong tiệm cà phê của Zara tại Dubai và Uniqlo Coffee ở Hà Nội

Hot trend dạo này: Các brand thời trang bình dân lẫn cao cấp đều “thi nhau” mở tiệm cafe và nhà hàng xinh điên đảo - Ảnh 8.