Hiện nay, tình hình làm đẹp đón Tết đang được chị em vô cùng quan tâm. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền, ai cũng mong mình có diện mạo tươi trẻ hoàn hảo nhất để đón năm mới vẹn tròn. Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của bất cứ ai nhưng chị em cần nắm rõ những điều quan trọng trước khi làm, tránh tiền mất tật mang.
Cùng trò chuyện với TS.BS Phạm Thị Việt Dung (Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai), chị em sẽ thu được những kinh nghiệm quý báu trước khi quyết định làm đẹp đón Tết, bất kể phương pháp xâm lấn hay ít xâm lấn.
TS.BS Phạm Thị Việt Dung. (Ảnh: TM)
TS.BS Phạm Thị Việt Dung: Trước Tết chừng một vài tháng là thời điểm chị em thường làm đẹp để đón Tết, phù hợp với thời gian cần thiết để hồi phục sau mổ và không còn hoặc chỉ còn để lại ít dấu về phẫu thuật thẩm mỹ khi dịp Tết về. Nhiều chị em cũng chọn phẫu thuật ngay trước kỳ nghỉ Tết dương lịch nhằm tận dụng thời gian này để nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, so với vài năm trước thì nhu cầu Phẫu thuật thẩm mỹ năm nay giảm sôi động hơn do phẫu thuật thẩm mỹ là phục vụ các nhu cầu "xa xỉ", do đó, lĩnh vực này là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng đầu tiên của khủng hoảng kinh tế. Trong khi tầm thời gian này những năm trước, nhiều chị em lựa chọn phẫu thuật, thậm chí phẫu thuật combo nhiều kỹ thuật cùng lúc thì năm nay lại chủ yếu tập trung vào một số khách yêu cầu các dịch vụ đơn lẻ.
Càng gần Tết thì những phẫu thuật ở vùng lộ diện và lâu hồi phục càng được cân nhắc kỹ do tâm lý lo lắng kết quả phẫu thuật không kịp hoàn thiện để đón Tết. Thời điểm này khách hàng ưu tiên lựa chọn các dịch vụ làm đẹp ít can thiệp vùng mặt, tiêm filer, nhấn mí, chăm sóc da… hoặc các dịch vụ dễ dàng giấu kín không cần gấp sự hoàn thiện về kết quả như nâng ngực, thu gọn vú phì đại, tạo hình thành bụng hay phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín.
Càng gần Tết thì những phẫu thuật ở vùng lộ diện và lâu hồi phục càng được cân nhắc kỹ. (Ảnh minh họa)
TS.BS Phạm Thị Việt Dung: Phần lớn các ca phẫu thuật hỏng đặc biệt là các ca phẫu thuật thẩm mỹ bị biến chứng nghiêm trọng liên quan đến việc phẫu thuật ở cơ sở không phép và người thực hiện kỹ thuật không được cấp phép hành nghề, thậm chí là những người không từng học ngành Y. Vấn nạn mạo danh bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để tư vấn và mổ cho bệnh nhân vì mục tiêu lợi nhuận đang ngang nhiên hoành hành khắp nơi. Không có bằng cấp chuyên môn bác sĩ, không có giấy phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng nhiều cá nhân vẫn khoác áo blouse trắng, mạo danh, làm giả bằng cấp, trực tiếp tư vấn và phẫu thuật.
Vấn nạn này càng nghiêm trọng hơn với sự phát triển của mạng xã hội như facebook, tiktok, khi các đối tượng sẵn sàng làm giả hình ảnh và video, chạy quảng cáo thu hút chèo kéo và lừa dối khách hàng, dẫn tới hậu quả là những ca phẫu thuật hỏng, thậm chí có trường hợp tử vong.
Làm đẹp là nguyện vọng hoàn toàn hợp lý và sẽ ngày càng phát triển khi chất lượng cuộc sống cải thiện. (Ảnh minh họa)
TS.BS Phạm Thị Việt Dung: Tôi rất lo lắng khi ngày càng nhiều quảng cáo sai sự thật tràn lan trên mạng xã hội và truyền thông. Dùng từ ngữ mỹ miều về kỹ thuật mới, hiện đại, máy móc, chất liệu mới hiệu quả, an toàn tuyệt đối để đánh trúng vào kỳ vọng của khách hàng, nhằm mục đích duy nhất là tăng doanh số.
Trên thực tế, bất kì kỹ thuật xâm lấn nào cũng đều có nguy cơ rủi ro, mỗi phẫu thuật và mỗi chất liệu đưa vào cơ thể đều có hiệu quả và mặt trái nhất định, không có các kỹ thuật hoàn hảo như rất nhiều quảng cáo hiện nay.
TS.BS Phạm Thị Việt Dung: Làm đẹp là nguyện vọng hoàn toàn hợp lý và sẽ ngày càng phát triển khi chất lượng cuộc sống cải thiện. Tuy nhiên, các bệnh nhân và khách hàng hãy tìm tới các bác sĩ và cơ sở y tế uy tín, được cấp phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Đó phải là các bệnh viện, các khoa, các phòng khám Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ chứ Spa và Thẩm mỹ viện không có chức năng thực hiện các kỹ thuật xâm lấn.
Bên cạnh đó, hãy trao đổi kỹ càng với bác sĩ phẫu thuật, để nắm rõ quy trình, quá trình hồi phục và kỳ vọng thực tế sẽ giúp bệnh nhân và khách hàng cảm thấy hài lòng hơn với dịch vụ mình lựa chọn.