Có thể nói, thời trang Hàn Quốc ngày càng phát triển lớn mạnh, những thương hiệu local đang dần đi lên và tiếp cận được nhiều hơn với thị trường quốc tế. Đây có thể nói chính là câu chuyện "local go global" mà người ta vẫn thường rỉ tai nhau. Và Ader Error (local brand top đầu Hàn Quốc không chỉ được chào đón bởi các tín đồ thời trang, người tiêu dùng trong nước mà còn được nhiều celeb quốc tế để mắt tới.
Bộ ba "oan trái" Selena Gomez - Justin Beiber - Hailey Beiber diện đồ của local brand Hàn này.
Jennie, Lisa (BLACKPINK); j-hope, V (BTS); nam diễn viên Byeon Woo Seok là những cái tên hot nhất làng giải trí Hàn cũng từng diện đồ của Ader Error.
Win Metawin gần đây được "team qua đường" bắt gặp khi đang đi mua sắm tại Ader Error với bạn gái "tin đồn". Trước đây, anh chàng cũng là một fan của local brand xứ Hàn này.
Ader hay Ader Error là một trong những local brand được yêu thích nhất của Hàn Quốc. Tính đến năm 2024, thương hiệu này đã đi vào hoạt động được tròn 10 năm. 1 thập kỉ không phải khoảng thời gian quá ngắn hay quá dài, nhưng đó cũng chính là khoảng thời gian để đưa Ader lên vị thế thương hiệu top đầu đầu trên bản đồ thời trang xứ Hàn. Năm 2018, tạp chí GQ Anh Quốc đã nhận xét “Ader Error là một trong ba thứ tuyệt nhất Hàn Quốc xuất khẩu, bên cạnh K-Pop và kim chi.”
Thương hiệu thời trang bí ẩn
Ader Error được thành lập vào năm 2014 bởi nhóm 4 người bạn làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. "Lý do chính khiến chúng tôi bắt đầu thương hiệu này là vì chúng tôi thích tạo ra nội dung – đó có thể là hình ảnh, quần áo, video, nhưng thể loại đầu tiên là thời trang."
Dù tài khoản MXH instagram chính thức của hãng có gần 900 nghìn lượt follow nhưng local brand Hàn Quốc này vẫn được cho là một thương hiệu bí ẩn. Cho đến nay vẫn chưa ai biết danh tính thực sự của đội ngũ sáng lập thương hiệu, thậm chí những người đại diện truyền thông cũng dùng tên giả. Sự bí ẩn dường như mang đến sức hút vô cùng lớn đến với thương hiệu này. Chúng cũng là một trong những yếu tố giúp cho các thiết kế của hãng được yêu thích không chỉ ở thị trường nội địa mà còn đến cả thị trường thời trang toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Ngoài việc "bảo toàn danh tính" cho đội ngũ đứng sau, Ader Error còn trung thành với châm ngôn marketing không bỏ tiền thuê người nổi tiếng, influencer để quảng bá cho hãng. Thông tin này được đại diện của hãng chia sẻ với tạp chí GQ vào năm 2018.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, với sự phát triển vượt bậc của MXH, Ader Error mới chịu "chăm chỉ" repost những người nổi tiếng diện đồ hay hình ảnh từ các event của hãng.
Thiết kế unisex mang cảm hứng từ những thứ gần gũi nhất trong cuộc sống
Ader Erorr được ra đời vào thời điểm thế giới đang chứng kiến cơn sốt thời trang đường phố. Đương nhiên rồi, thương hiệu này cho đến ngày nay vẫn theo đuổi phong cách streetwear nhưng được thiết kế bằng ngôn ngữ tinh giản và gần gũi, tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng cao cho người mặc.
"Chúng tôi bắt đầu với áo phông, áo len, hoodies, những điều dễ dàng bởi vì slogan của Ader Error là “But near missed thing”. Điều này có nghĩa là chúng tôi muốn tìm nguồn cảm hứng từ những thứ gần gũi nhất với chúng tôi cũng như người tiêu dùng."
Không chỉ trang phục dễ mặc mà giá thành của hãng cũng được nhiều người tiêu dùng cho là tương đối hợp lý: thuộc phân khúc tầm trung, không rẻ cũng không "ngáo giá" quá cao. Trung bình một chiếc áo phông của Ader Error được bán ra với giá từ 120 USD (khoảng 3 triệu đồng) đến 170 USD (4,3 triệu đồng). Đối với những sản phẩm mang tính "thiết kế" cao hơn như sweater, áo jacket, blazer,.. có giá khoảng 320 USD - 980USD (8,1 - 25 triệu đồng).
Bên cạnh đó, Ader Error cũng đã phát triển thêm dòng giày dép, túi xách và phụ kiện theo phong cách thật cool.
Chủ yếu những sản phẩm đến từ Ader Error là item unisex và oversized. Những item này được đánh giá khá casual và không thường xuyên có những nét "chấm phá" quá đặc biệt. Ngoài áo hoodie, sweater, quần thụng, thương hiệu còn sản xuất áo sơ mi, áo blazer,...
Được coi là Jacquemus của Hàn Quốc
Dù trái ngược nhau về phong cách: Jacquemus mang đến một tinh thần quyến rũ, phóng khoáng chuẩn công thức Parisian còn Ader Error mang đến sự bụi bặm của phong cách thời trang đường phố nhưng thiết kế của họ đều hướng tới sự thoải mái, tính ứng dụng cao cho người mặc.
Thêm một điểm chung khác giữa 2 "anh tài" này chính là khả năng làm hình ảnh và những chiến dịch marketing "10 điểm không có nhưng". Nói cách khác, nếu nước Mỹ có Jacquemus thì Hàn Quốc có Ader Error, giống như cách ví von "Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dùng" trong Thiên Long Bát Bộ trước đây vậy.
Một số chiến dịch gần đây của Jacquemus luôn khiến người ta phải vỗ tay vì cool.
Tương tự như vậy, sự chỉn chu trong quá trình sáng tạo và làm truyền thông, hình ảnh cũng chính là thứ "vũ khí" giúp cho Ader Error có được thành công như ngày hôm nay.
Những pop up store ấn tượng chính là điều mà người ta luôn mong đợi hàng năm từ Jacquemus.
Không kém gì người anh em nước Mỹ, concept store siêu chất chơi của Ader Error cũng mang đến trải nghiệm cool đỉnh cho khách hàng.
Những chiến dịch marketing siêu ảo, nhờ công nghệ 3D, CGI đã trở thành "đặc sản" của Jacquemus.
Công thức này cũng được áp dùng trong một số chiến dịch marketing của Ader Error.
Ader Error cũng có những video được dựng bởi kĩ xảo CGI được các tín đồ thời trang quan tâm.
Thêm một điều đáng nể nữa mà Ader Error làm được chính là biến sắc xanh colban trở thành signature của hãng. Đây là điều không phải thương hiệu thời trang lớn nào trên thế giới cũng làm được. Chúng ta biết đến Hermès với màu cam; Valentino từng "độc chiếm" sắc đỏ tươi dưới thời Garavani; Tiffany and Co. với nguyên một màu xanh trứ danh hay Gucci với màu đỏ thẫm quyền lực thì giờ có Ader Error với vương quốc colban tạo ấn tượng thị giác cực mạnh.
Việc Ader Error, một local brand đến từ Hàn "dám" nghênh ngang biến sắc xanh colban kia trở thành signature color đặc trưng của hãng là hành động vô cùng táo bạo và góp phần khiến cho thương hiệu càng trở nên thành công và tăng độ nhận diện trong công chúng.
Những màn collab với các "ông lớn" trên thế giới
Một trong những điểm khiến cho Ader Error vượt qua giới hạn của "local" (nội địa) để trở nên "global" (toàn cầu) chính là những màn collab cùng những thương hiệu lớn trên thế giới. Một vài ví dụ có thể kể đến như:
Ader Error collab với thương hiệu Converse tới 2 lần để trình làng các mẫu giày và áo khoác vô cùng hay ho , độc đáo
Sản phẩm giữa Ader và Converse được trưng bày tại store của hãng
Màn collab giữa Ader Error và Puma đã mang đến cho các tín đồ thời trang hàng loạt item thời trang cá tính như giày, quần áo thể hiện rõ đặc trưng của cả hai thương hiệu.
Ader Error collab với Zara vào năm 2021. Kết quả của màn hợp tác này đã mang tới cho các tín đồ thời trang loạt áo jacket, áo len, quần jeans,... có phom dáng basic nhưng không hề tẻ nhạt.
Maison Kitsuné cũng từng có lần bắt tay với local brand đình đám xứ Hàn.
Không chỉ collab với những brand trong lĩnh vực thời trang, Ader Error còn hợp tác với hãng sản xuất thiết bị âm thanh Bang & Olufsen.
Hay gần đây nhất chính là màn collab của hãng với Disney. Hãng đã trình làng phiên bản những nhân vật hoạt hình gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ trên nhưng chiếc áo T-shirt.