Hiện tại con trai tôi đang học năm 2 đại học. Lúc đầu cháu ở nhà em gái chồng tôi thì đỡ được khoản tiền thuê phòng trọ và ăn uống. Nhưng ở được nửa học kỳ thì cháu thấy không hợp và muốn ra ngoài sống cùng bạn bè để cho năng động hơn.
Khi con ra ngoài sống thì chúng tôi mới thấy tốn kém thật sự. Do không tìm được bạn ở ghép nên phải phải thuê hẳn 1 phòng. Chi phí tiền điện, nước và phòng cộng lại 1 tháng hết 4 triệu. Tiền ăn uống và tiền học nữa tổng 1 tháng cũng mất 10 triệu.
Từ ngày con ra ngoài sống, tiền lương của tôi coi như chỉ để phục vụ con học ở xa. Còn tiền lương của chồng thì chi tiêu sinh hoạt ở nhà.
Tuần vừa rồi, em chồng về nhà tôi chơi.
Trong lúc ngồi nói chuyện, chồng tôi ngỏ ý sắp tới sẽ mua 1 chiếc ô tô sang và xịn như của cô chú ấy. (Ảnh minh họa)
Có mặt cả em chồng, chồng tôi bày tỏ rằng ở cơ quan, mọi người ai cũng có ô tô đi lại rất thuận tiện. Nhìn lại bản thân đi chiếc xe máy mà thấy ngại nên anh mua muốn xe hơi vì gia đình đang có 1,5 tỷ đồng tiền tiết kiệm.
Em ấy phản đối kịch liệt việc chồng tôi mua xe hơi. Em bảo chồng tôi mua xe không tạo ra tiền mà chỉ giải quyết được khâu oai. Thay vào đó, nên mua căn hộ chung chư nhỏ ở thành phố.
"Nhà anh chị có 3 đứa con, trước sau cũng phải lên thành phố học và làm việc. Tốt nhất mua cho bọn nhỏ 1 căn hộ để đỡ khỏi tốn tiền thuê phòng trọ, chúng nó cũng ở thoải mái hơn".
Nghe em chồng nói rất hợp lý, tôi ủng hộ nhiệt tình ý kiến của em ấy. Nhưng chồng tôi lại không nghĩ như vậy. Anh ấy nói chỉ có thể nuôi các con 4 năm học, không có sức đâu mà mua nhà cho các con.
Anh bảo tiền kiếm ra được cũng phải biết hưởng thụ, không thể vất vả cả đời vì các con được. Bố mẹ mà cưng chiều, sắp đặt sẵn mọi thứ cho con chưa chắc bọn trẻ đã biết ơn hay lại tị nạnh gây mất đoàn kết.
Khi em chồng rời đi, tôi nói:
“Anh có bệnh tim và huyết áp cao, mua xe ô tô em không yên tâm chút nào. Với lại nhà nội và ngoại đều ở gần, đi vài phút tới nơi. Còn bạn bè anh bố mẹ ở xa họ mua xe là điều hiển nhiên”.
Do bạn bè rủ rê, tuổi trẻ tò mò thiếu hiểu biết và tính hiếu thắng cao nên con tôi đã dính vào mấy trò chơi trên mạng. Lúc không có tiền con quay ra vay nặng lãi, khi không có khả năng trả thì mới gọi điện cầu cứu bố mẹ giúp đỡ.
Lúc không có tiền con quay ra vay nặng lãi, khi không có khả năng trả thì mới gọi điện cầu cứu bố mẹ giúp đỡ. (Ảnh minh họa)
Khi nghe con nợ người ta số tiền 1 tỷ, tôi hoảng sợ thật sự. Bố mẹ vất vả kiếm tiền lo cho con ăn học, vậy mà con lại bỏ bê học hành chơi bời phá phách. Trái với tinh thần bi quan của vợ, chồng tôi lại không quát nạt hay mắng mỏ con mà bình tĩnh hỏi số tiền con đang nợ nần người ta thực tế là bao nhiêu, phải nói thật bố mẹ mới cứu được, nếu nói dối sẽ bỏ mặc.
Những lời nói nhẹ nhàng của chồng đã có hiệu quả, con tôi thật thà nói số tiền nợ người ta là 2 tỷ. Tôi đã ngất khi nghe thấy con khai thật số nợ. Chồng hỏi con trai có dự định gì trong tương lai. Con tôi nói với giọng tự tin:
“Bây giờ con chỉ mong muốn trả hết nợ để yên ổn học tập và báo đáp công ơn của bố. Con sợ cảnh vay nặng lãi lắm rồi, con muốn lấy lại danh dự cho bản thân. Con không muốn bố mẹ khổ vì con nữa”.
Tôi không tin những lời con trai nói nhưng chồng lại tin con sẽ làm được và anh hứa sẽ trả hết tiền để con làm lại cuộc đời. Chồng tôi cho rằng đây cũng là bài học để con bước vào đời, sau này con sẽ nhìn vào lấy đó là kinh nghiệm để sửa sai. Vậy là vì tương lai của con, chồng tôi từ bỏ sở thích mua xe và quyết định dùng hết tài sản để cứu con. Đúng là nước mắt chảy xuôi. Không bố mẹ nào đành lòng nhìn con ngập trong nợ nần.