Nhiều mẹ chồng thường nói với con dâu rằng, bà sẽ thương con dâu như con gái, không phân biệt dâu hay rể. Tuy nhiên, tình cảm mẹ chồng dành cho nàng dâu thực sự ra sao thì cần phải để thời gian trả lời.
Tiểu Sử (sống ở Trung Quốc) và Tiểu Tống đến với nhau bằng tình yêu chân thành. Khi mới yêu nhau, gia đình Tiểu Sử biết điều kiện nhà Tiểu Tống không tốt nên bố mẹ cô đã nhiều lần thuyết phục cô nghĩ lại về mối quan hệ này, phải cân nhắc kỹ lưỡng nếu không sau này phải chịu khổ.
Tuy nhiên khi đó Tiểu Tống đối xử với cô rất tốt, mẹ bạn trai cũng nói tuy nhà họ không khá giả gì nhưng bà sẽ coi cô như con gái ruột của mình. Chính vì vậy, Tiểu Sử đã gật đầu lấy anh bất chấp bố mẹ ngăn cản.
Đáng nói, dưới những lời ngon ngọt của bạn trai, cô nàng còn theo anh về nhà mà không cần bất cứ sính lễ nào cả. Tuy nhiên, sợ con gái phải chịu thiệt thòi khi lấy chồng nên bố mẹ Tiểu Sử đã mua một chiếc xe hơi làm của hồi môn cho con gái, hi vọng nhà thông gia nhìn vào đó mà đối xử tốt với con gái họ.
Sau khi kết hôn không lâu, Tiểu Sử có thai và nghỉ làm ở nhà dưỡng thai. Không có thu nhập, cô đành phải xin chồng tiêu xài. Lúc này, thái độ của chồng đối với cô bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tiêu cực hơn.
Sau 5 năm kết hôn, cặp vợ chồng có với nhau một cô con gái 5 tuổi.
Sinh con đến ngày thứ 4, giấy vệ sinh trong nhà hết sạch, cô nhờ mẹ chồng mua giúp nhưng bà không mua còn trách móc cô tiêu xài hoang phí. Phẫn uất hơn cả là cô ăn hết 7 quả trứng trong một tuần cũng bị mẹ chồng khiển trách là “ăn tàn phá hại”.
Nhẫn nhịn chịu đựng mãi cuộc hôn nhân cũng đi được 5 năm, cặp đôi có với nhau một cô con gái hơn 3 tuổi. Nhưng giờ đây cuộc hôn nhân này đã có dấu hiệu rạn nứt.
Tiểu Sử kể lại: “Ngày trước cưới nhà chồng hứa sẽ mua cho tôi nhẫn vàng, xe điện nhưng 5 năm trôi qua rồi tôi chưa nhận được thứ gì cả. Ngay cả chiếc ô tô nhà ngoại cho làm của hồi môn, chồng tôi cũng lén bán đi để sửa nhà.
Chẳng là trước khi cưới, mẹ chồng cho chúng tôi một căn nhà cũ ra riêng nhưng vì chúng tôi không ở vì không có tiền sửa sang. Sau khi từ nhà ngoại về, tôi mới phát hiện chiếc xe của mình đã biến mất. Tôi gặng hỏi nhiều lần chồng mới nói đã bán xe rồi đưa tôi 4.000 tệ (khoảng 13 triệu đồng), số còn lại anh đã đưa hết cho mẹ để sửa nhà.
Chồng và mẹ chồng hứa sang năm sẽ mua cho tôi một chiếc ô tô mới nên tôi đành im, Nhưng năm này qua năm khác, họ không hề thực hiện lời hứa của mình”.
Con dâu ở cữ ăn 7 quả trứng một tuần bị mẹ chồng trách tiêu hoang.
Vì sống ở vùng nông thôn, không có ô tô nên đi đâu cũng rất bất tiện. Có lần cả nhà đến tỉnh Sơn Đông dự đám cưới họ hàng, vì không có xe nên phải di chuyển nhiều chặng rất vất vả, con nhỏ bị say nắng. Oán hận trong lòng, Tiểu Sử thường than vãn những chuyện này với họ hàng để giải tỏa nỗi lòng, rồi chuyện lại đến tai chồng.
Cách cư xử của vợ khiến Tiểu Tống rất xấu hổ, hai vợ chồng vì chuyện này mà thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Không thể chịu đựng tiếp cuộc sống thế này nên Tiểu Sử đề nghị ly hôn.
Khi đệ đơn ly hôn, những tưởng chồng sẽ giữ mình lại và nói lời xin lỗi, nhưng điều cô không ngờ là chồng đã nói thẳng với cô rằng: “Mẹ anh không có tiền mua nhẫn vàng và xe điện cho em, không thể thực hiện lời hứa như ban đầu. Nếu em không chịu thì hãy nhanh chóng rời đi đi”.
Lời chồng nói khiến trái tim Tiểu Sử tan nát. Sau khi nhờ người hòa giải thuyết phục, người chồng mới nhận ra sai lầm của mình. Anh hứa sẽ mua nhẫn vàng và xe điện cho vợ vào dịp Tết, sẽ cố gắng mua xe ô tô cho vợ và đưa hết tiền lương hàng tháng cho vợ cất giữ.
Nghe chồng hứa như vậy, Tiểu Sử cũng đồng ý cho anh thêm một cơ hội, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng tạm thời được xoa dịu.
Lời hứa trong hôn nhân rất quan trọng, nếu chỉ có hứa suông mà không thực hiện thì sự tin tưởng, niềm tin của đối phương dành cho mình sẽ dần dần bị bào mòn, thay vào đó sự thất vọng sẽ ngày càng tăng lên. Nếu không giải quyết kịp thời, sự bất bình tích tụ sẽ ngày càng nhiều khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt, hôn nhân sẽ đứng bên bờ vực đổ vỡ.