Bị mẹ vác gậy đánh bầm tím cả người vì 30 tuổi chưa có người yêu và cái kết gây sốc

Ban đầu nghe lời mẹ cô cũng đi gặp mặt nhiều người nhưng đều thất bại. Vì chuyện này, mẹ cô khó chịu ra mặt, liên tục ép con gái phải có người yêu và mau cưới chồng để tránh bị hàng xóm dị nghị.

Bị mẹ vác gậy đánh bầm tím cả người vì 30 tuổi chưa có người yêu và cái kết gây sốc - 1

Vết thương chằng chịt trên cơ thể cô gái bị mẹ đánh vì 30 tuổi chưa có người yêu

Vụ việc xảy ra tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), theo South China Morning Post. Theo thông tin được đăng tải, cảnh sát thành phố Giang Tô nhận được cuộc gọi báo tin bà Wang đang vác gậy sắc rất lớn đuổi đánh con gái tên Lin.

Vừa thấy cảnh sát đến, Lin lập tức chạy tới tố giác: "Tay, lưng, eo và chân tôi đều bị thương, tất cả là do mẹ tôi cầm cây gậy sắt kia đuổi đánh".

Lúc này, cảnh sát vội vàng đứng ra can ngăn nhưng bà Wang vẫn vô cùng tức giận, hét lớn: "Tại nó 30 tuổi vẫn chưa có người yêu. Con gái tôi, tôi có quyền dạy dỗ".

Cảnh sát địa phương cho biết gia đình bà Wang chuyển đến Giang Tô từ phía bắc Trung Quốc. Hai mẹ con cùng quản lý một tiệm ăn. Bà Wang từng nhiều lần đánh con gái và cho rằng hành động của mình không vi phạm pháp luật.

Theo lời khai của nạn nhân, cô thường bị mẹ đánh đập vì đã 30 tuổi mà chưa lấy chồng. Bà Wang cũng hay phàn nàn việc cô con gái không kiếm được nhiều tiền trong công việc trước đây.

Bị mẹ vác gậy đánh bầm tím cả người vì 30 tuổi chưa có người yêu và cái kết gây sốc - 2

Bà Wang cho rằng vì là con gái mình nên có quyền được đánh. Ảnh: Sohu.

Được biết, Lin là con gái duy nhất trong gia đình, ngoài ra còn có thêm 1 người em trai. Vì không may thất nghiệp nên chị Lin phải dọn về quê và ở chung với bố mẹ.

Thời gian đầu, mối quan hệ trong gia đình cũng vốn rất hòa thuận thế nhưng thấy chị tìm mãi không được việc ổn định lại đã quá tuổi kết hôn nên bà Wang liên tục thúc giục con đi xem mắt.

Chị Lin ban đầu cũng nghe lời mẹ đi gặp gỡ nhiều người nhưng đều thất bại. Bà Wang vì thế mà càng ngày càng khó chịu ra mặt, liên tục ép con gái phải có người yêu và mau cưới chồng để tránh bị hàng xóm dị nghị.

Sự việc lên đến đỉnh điểm khi tới một ngày, chị Lin không nhẫn nhịn được nữa mà lớn tiếng chỉ trích bố mẹ trọng nam khinh nữ, trong khi em trai vừa ra trường đã được bố mẹ mua cho nhà riêng, còn chị đến một chỗ ngủ trong nhà hiện tại cũng không có, bị ép đi lấy chồng.

Chính vì lớn tiếng cãi lại bố mẹ mà chị Lin bị mẹ cầm gậy sắt đuổi đánh.

Bị mẹ vác gậy đánh bầm tím cả người vì 30 tuổi chưa có người yêu và cái kết gây sốc - 3

Cảnh sát cho biết Lin đã 2 lần trình báo về các vụ đánh đập tương tự vào tháng 8, nhưng các chấn thương vào thời điểm đó không nghiêm trọng như lần này. Chính quyền đã yêu cầu hai mẹ con hòa giải.

Sau lần trình báo, bà Wang bị cảnh sát bắt tạm giam. Lin nói cô không muốn mẹ mình được tự do cho đến khi bà bồi thường cho mình 80.000 tệ (gần 11.300 USD). Sau khi được họ hàng khuyên nhủ, Lin đồng ý để cảnh sát tổ chức hòa giải và bà Wang được tại ngoại.

Áp lực phải kết hôn của những cô nàng bị mang danh "gái ế" xứ Trung

Trong văn hóa Trung Quốc, việc chăm lo cho gia đình và có con nối dõi nằm trong số những điều quan trọng nhất. Vậy nên, các bậc cha mẹ thường can thiệp rất sâu vào chuyện yêu đương của con cái khi đã đến tuổi cập kê. Chính sách một con trước kia đã khiến câu chuyện trở nên nặng nề hơn, vì con họ cũng là hy vọng duy nhất để tiếp nối dòng dõi gia tộc.

Nhưng cũng chính bởi vậy mà việc chưa lập gia đình và có con trở thành một gánh nặng, đặc biệt là với những "phụ nữ thừa" (sheng nu) - khái niệm dành cho phụ nữ gần 30 tuổi vẫn độc thân ở Trung Quốc. Càng gần Tết, áp lực càng lớn hơn, đến mức họ tìm cách lẩn tránh chính gia đình của mình.

Một số người quyết định chọn cách ở lại thành phố, không về quê. Họ thậm chí xin làm thêm giờ vào dịp nghỉ lễ. Có người thì tìm cách kiếm tạm một anh bạn trai nào đó về ra mắt. Nhưng tựu trung, áp lực dồn lên họ là quá nhiều. Các bệnh viện thậm chí còn ghi nhận làn sóng người trẻ phải điều trị rối loạn lo âu gia tăng.

Bị mẹ vác gậy đánh bầm tím cả người vì 30 tuổi chưa có người yêu và cái kết gây sốc - 5

Áp lực có người yêu khiến gái "ế" Trung Quốc không dám về nhà. Ảnh: shutterstock

"Năm ngoái tôi sợ đến mức chẳng dám về nhà. Năm nay cũng thế, chẳng muốn về nhà, nhưng có lẽ chẳng tránh được", Emily Liu (32 tuổi) - nhân viên làm việc cho một công ty nhà nước chia sẻ. "Bố mẹ bảo rằng: 'Bạn học của mày có con cái hết rồi, còn mày đến bạn trai còn chẳng có'. Đây là chủ đề duy nhất được bàn đến mỗi khi tôi về nhà. Nó thậm chí đánh động cả họ hàng nữa. Áp lực thực sự", cô than thở.

Chengzi - một cô nàng đang độc thân kể đã bị bố mẹ sắp xếp 14 cuộc xem mắt trong 7 ngày. Suốt cả tuần nghỉ Tết, sáng nào cô cũng phải dậy sớm thay quần áo rồi tiếp chuyện những anh chàng được bố mẹ họ đưa đến nhà. Trong khi cặp nam nữ ngồi nói chuyện trong nhà, phụ huynh đôi bên cũng đứng bàn tán sôi nổi ngoài sân. Những cuộc xem mắt diễn ra trong không khí gượng gạo.

Chengzi thừa nhận cô không thể chấp nhận nổi những buổi hẹn hò mù quáng kiểu này. Tuy nhiên, dù muốn cự tuyệt xem mắt, cô vẫn không thể thoát khỏi áp lực từ bố mẹ. "Bố mẹ liên tục hỏi tôi có nhắn tin mỗi ngày với người ta không, tình cảm của chúng tôi tiến triển đến đâu rồi...", cô kể.

Tại Trung Quốc, nhiều phụ nữ độc thân trên 25 tuổi cảm thấy sợ phải về nhà và đối mặt với vô số áp lực cũng như mong muốn mai mối từ cha mẹ. Theo một khảo sát của trang Zhenai.com, khoảng 85% người độc thân trên 30 tuổi cho biết cha mẹ họ thúc giục phải sớm thành hôn.

Bị mẹ vác gậy đánh bầm tím cả người vì 30 tuổi chưa có người yêu và cái kết gây sốc - 6

Tại Trung Quốc, nhiều phụ nữ độc thân trên 25 tuổi cảm thấy sợ phải về nhà và đối mặt với vô số áp lực cũng như mong muốn mai mối từ cha mẹ. Ảnh: shutterstock

Trên thực tế, cụm từ "phụ nữ thừa" là khái niệm khá phổ biến tại châu Á, nếu như gần 30 tuổi họ vẫn chưa lấy chồng. Nhưng quá trình phát triển kinh tế thần tốc của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua đã khiến nhiều phụ nữ quyết định chọn sự nghiệp thay vì kết hôn sớm, hoặc chẳng cần kết hôn. Xu hướng này đã khiến tỉ lệ sinh nở tại Trung Quốc giảm đi nhanh chóng suốt 1 thập kỷ vừa qua.

Không riêng gì Trung Quốc, chị em phụ nữ ở một số quốc gia Đông Nam Á cũng cùng một nỗi lo lắng. Theo đó, người Singapore gọi phụ nữ từ 25 tuổi trở lên chưa kết hôn là "gái ế". Với cánh chị em độc thân ở đây, Tết là khoảng thời gian "chịu tội". Họ bị tứ phía công kích, thúc ép hôn nhân, mai mối.

Theo China Youth Daily, những năm gần đây, việc kết hôn ở các vùng nông thôn ngày càng được các gia đình thúc đẩy sớm. Nhiều cô gái chỉ mới tốt nghiệp cấp 3 đã được bà mối đến hỏi kế hoạch học tập, rằng muốn học lên cao hay tính chuyện lấy chồng.