Tôi gặp người vợ hiện tại trong một lần đi công tác cách đây vài năm. Em trẻ hơn tôi 5 tuổi, tính tình hồn nhiên và tràn đầy sức sống. Dù còn trẻ, nhưng cô ấy luôn thể hiện sự chín chắn trong suy nghĩ và khiến tôi cảm thấy thật sự được kết nối. Chúng tôi yêu nhau và không lâu sau đó quyết định sẽ tổ chức đám cưới.
Dù bố mẹ em rất thoải mái và không quá khắt khe trong việc 2 chúng tôi thường xuyên đi du lịch cùng nhau trước khi cưới nhưng tôi luôn cảm thấy mình có trách nhiệm phải giữ gìn cho cô ấy, vì tôi muốn em được trân trọng và chỉ chính thức trở thành người phụ nữ của tôi sau khi hai đứa bước vào lễ cưới. Cô ấy cũng tôn trọng quyết định này của tôi và chúng tôi đã dành cả quãng thời gian yêu nhau mà không vội vã trong chuyện gần gũi thể xác.
Tôi muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đêm tân hôn. (Ảnh minh họa)
Thời gian gần đây, vợ sắp cưới của tôi thường xuyên than phiền về những cơn đau bụng kéo dài. Tôi đã khuyên cô ấy nên đi khám bác sĩ, nhưng cô ấy luôn gạt đi, nói rằng không có gì nghiêm trọng. Dù vậy, tôi vẫn cảm thấy lo lắng, nhất là khi 2 đứa chúng tôi đã lên kế hoạch có con ngay sau đám cưới, vì tôi cũng đã lớn tuổi, mong sớm có một gia đình đầy đủ với tiếng cười trẻ thơ.
Ngày cưới đến, mọi thứ diễn ra suôn sẻ và hạnh phúc như mong đợi. Sau tiệc cưới, vợ tôi lên phòng trước vì cô ấy than mệt, còn tôi ở lại dưới nhà tiếp đám bạn thân. Khi tôi lên phòng, điều đầu tiên khiến tôi gần như chết lặng là nhìn thấy một vệt máu đỏ thẫm trên ga giường. Tôi chưa từng gần gũi với cô ấy trước đây, và ngay cả trong đêm nay cũng vậy, nên sự xuất hiện của vệt máu ấy khiến tôi hoang mang tột độ. Nhiều suy nghĩ chạy qua đầu tôi, tôi không thể nào giải thích được tại sao lại có vết máu ấy trên giường.
Tôi nhẹ nhàng đến bên giường, nhìn thấy vợ đang vẫn đang ngủ, sắc mặt xanh xao. Khi tôi đánh thức cô ấy dậy, cô ấy yếu ớt mở mắt và nhìn tôi, có vẻ mệt mỏi. Tôi lo lắng hỏi cô ấy có chuyện gì xảy ra. Vợ lặng im một lúc, ánh mắt dường như trĩu nặng nỗi niềm giấu kín. Cuối cùng, em thở dài, thổ lộ rằng mình bị rong kinh. “Mỗi lần đến chu kỳ, máu ra nhiều hơn mức bình thường và kéo dài suốt nhiều ngày, khiến cơ thể em luôn trong tình trạng mệt mỏi”, vợ tôi chia sẻ.
Nghe vợ giải thích tôi đỡ hoang mang hơn. (Ảnh minh họa)
Lúc này, mọi thứ dần trở nên rõ ràng hơn. Vệt máu trên giường chính là do cô ấy bị rong kinh chứ không phải điều gì khác như tôi lo lắng. Dù đã hiểu chuyện, nhưng trong lòng tôi vẫn không khỏi hoang mang. Tôi thực sự mong có con sớm vì đã có tuổi, nhưng nếu việc này làm ảnh hưởng đến việc khả năng mang thai của vợ, tôi sẽ phải làm sao?.
Hôm đó, tôi tạm thời chưa có đêm tân hôn ngọt ngào sau nhiều tháng chờ đợi, tuy vậy sức khoẻ của vợ mới là quan trọng nhất. Ngày mai tôi sẽ đưa cô ấy đi khám bác sĩ để có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng rong kinh này và tìm cách chữa trị để chuẩn bị cho kế hoạch có con sắp tới.
Phụ nữ bị rong kinh có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
Rong kinh, hay còn gọi là kinh nguyệt kéo dài hoặc ra máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, nhưng không phải lúc nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai.
Cụ thể, một số yếu tố liên quan đến rong kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai bao gồm:
- Thiếu máu: Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến mất máu nhiều, gây thiếu máu. Tình trạng này khiến cơ thể yếu đi, giảm sức đề kháng và năng lượng, có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai nếu không được điều trị.
- Rối loạn nội tiết tố: Rong kinh có thể do rối loạn nội tiết tố gây ra, đặc biệt là các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt như estrogen và progesterone. Khi các hormone này mất cân bằng, quá trình rụng trứng có thể bị ảnh hưởng, làm giảm cơ hội thụ thai.
- Bệnh lý tiềm ẩn: Rong kinh có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, hay hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai nếu không được điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị rong kinh vẫn có thể mang thai bình thường nếu nguyên nhân gây rong kinh không ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản. Để xác định rõ hơn, phụ nữ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp, từ đó tối ưu hóa khả năng thụ thai.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng này và mong muốn có con, việc thăm khám sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt hơn.