Hằng Túi “trách” chồng không nói lời yêu, nhưng loạt câu nói của ông xã vẫn được chấm “100 điểm không có nhưng”

CẦN THƠ - Chú rể Văn Thuận chạy xe Honda 67 chở cô dâu Ngọc Hà đoạn đường vào nhà anh ở quận Ô Môn, giống điều mà bố mẹ họ làm 25 năm trước.

Tối 28/4, Thuận, 28 tuổi, nắm tay Hà, 23 tuổi, bước qua cổng cưới rồng phượng cao 2,5 m được lợp bằng lá dừa, hoa, cau tươi, đậu bắp và ớt.

Trong hội trường có 300 khách mời, cô dâu Hà mặc áo dài đỏ, khoác áo ren, đeo kiềng vàng, đội lúp và trang điểm phong cách thập niên 90 nâng ly cùng chồng mặc vest xám phi bóng. Họ chụp ảnh bắt chước phong cách trong bức hình cưới của bố mẹ cô năm 1999.

Ông Đặng Văn Lầu, 45 tuổi (bố của Hà) nói đã rất xúc động khi chứng kiến khoảnh khắc này bởi khung cảnh khiến ông nhớ về người vợ đã qua đời bốn năm trước.

Bố mẹ Ngọc Hà trong đám cưới năm 1999. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bố mẹ Ngọc Hà trong đám cưới năm 1999. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thuận là một quản lý nhà hàng, yêu Hà, kinh doanh tự do, đã 6 năm. Họ chuẩn bị đám cưới từ đầu năm 2024 nhưng ý tưởng "phục dựng đám cưới của bố mẹ 25 năm trước" nảy ra hồi cuối tháng 3 khi Thuận tình cờ trông thấy bức ảnh cưới của bố mẹ vợ. Khung cảnh trong đó làm anh nhớ về tuổi thơ được gia đình dẫn đi ăn cỗ ở khắp miền Tây trong những lễ cưới đơn sơ, cổng lợp lá dừa và đủng đỉnh (loại cây thuộc họ cau). Dịch vụ cưới hầu như chưa có nên họ hàng, gia đình sang nấu cỗ, dựng rạp, kết cổng.

Anh bàn với người yêu về ý tưởng này và được cô đồng ý. Họ giấu gia đình để tạo bất ngờ.

Thuận và Hà trong đám cưới ở quận Ô Môn, Cần Thơ, tháng 4/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thuận và Hà trong đám cưới ở quận Ô Môn, Cần Thơ, tháng 4/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thuận kể khó nhất là việc tìm trang phục giống bố mẹ Hà bởi các tiệm cưới đều mang phong cách hiện đại. Họ tìm suốt một tháng và được người quen giới thiệu tiệm áo cưới còn giữ hai bộ trang phục cô dâu, chú rể từ thập niên 2000.

"Vest nam có chất liệu phi bóng, cứng hơn loại âu phục hiện đại còn áo dài cô dâu một vài chỗ đã sờn", Thuận nói. "Nhưng may mắn, nó khá giống với trang phục của bố mẹ Hà và vừa với kích cỡ hai đứa".

Anh tìm đơn vị thi công cổng cưới lá dừa giá 20 triệu đồng, thực hiện trong nửa ngày. Thay vì kết hoa, họ dùng các loại trái, củ quen thuộc với người Nam Bộ. Vảy rồng được xếp từ ớt sừng và cau.

Thuận mượn người ông sống cạnh nhà chiếc Honda 67, mang phong cách cổ điển để chở vợ đoạn nhỏ vào nhà mình, trước khi tiến hành hôn lễ.

Thuận và Hà trước cổng cưới ở quận Ô Môn, Cần Thơ, tháng 4/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thuận và Hà trước cổng cưới ở quận Ô Môn, Cần Thơ, tháng 4/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lúc phát thiệp cho bạn bè, Thuận chia sẻ về ý tưởng và nhận được sự hưởng ứng.

Một vài người bạn của anh đã tìm trang phục mang phong cách vintage như quần ống loe, áo sơ mi ôm, nhiều màu và họa tiết để dự đám cưới.

Trong đó có Lê Trọng Nhơn, 22 tuổi, bạn chú rể. Nhơn chưa từng tham dự lễ cưới phong cách miền Tây xưa nên cảm thấy ấn tượng và thú vị. Anh đã tìm áo sơ mi chấm bi đóng thùng cùng quần tây để đến đám cưới bạn.

"Cổng cưới, trang phục khách mời, âm nhạc, mang lại không gian hoài niệm", Nhơn nói.

Trong khi đó, bà nội Hà ở dưới hàng ghế đầu, chứng kiến cháu gái thành hôn thì nhớ đến con dâu, bật khóc. Bà là người giữ bức ảnh ngày cưới bố mẹ Hà và trao lại cho cháu rể.

"Chúng tôi mong sẽ có tình yêu đơn sơ mà lâu bền như bố mẹ ngày xưa", Thuận nói.

Ngọc Ngân

Tẩm cung của phi tần đang mang thai đều phải đào 1 cái hố, mục đích để làm gì?