Tôi chỉ là một cô gái nông thôn rất bình thường, nói trắng ra là con nhà nghèo. Khi lên 5 tuổi, mẹ tôi đã qua đời vì chứng loạn sản khi mẹ đang mang thai lần 2. Sự ra đi đột ngột của mẹ và em khiến bố tôi suy sụp rồi đổ bệnh. Ông không làm được việc nặng nên thu nhập chẳng được bao nhiêu. Cũng may, được anh em, họ hàng giúp đỡ nên bố và tôi cũng không bị đói.
Thấu hiểu sự vất vả của bố, tôi cũng quyết chí học hành, mong rằng con đường tri thức sẽ thay đổi số phận của tôi, cho tôi và bố có cuộc sống tốt hơn. Và rồi sự chăm chỉ của tôi cũng được đền đáp. Tôi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng và tôi là nữ sinh viên duy nhất trong làng.
Bố tôi mừng lắm, ông rất tự hào về tôi nhưng khoản tiền đóng học phí lại là bài toán khó với gia đình tôi. Cũng may, những người trong làng đã gom góp tiền cho tôi đi học đại học khiến tôi rất cảm kích.
Nhờ dân làng mà tôi mới được đi học đại học. (Ảnh minh họa)
Nói dân làng nuôi tôi ăn học cũng chẳng ngoa, bởi không có họ đã không có tôi ngày hôm nay. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp đại học và kiếm được công việc ổn định tại một công ty lớn, tôi đã dành phần lớn thu nhập của mình để hỗ trợ cho trẻ em nghèo trong làng được đến trường.
Không chỉ vậy, tôi cũng tham gia vào tổ chức từ thiện và thường xuyên đi làm từ thiện ở khắp nơi. Một lần, khi đi tặng áo ấm mùa đông tại một bản nhỏ, tôi đã gặp anh. Chúng tôi yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên, nhưng khi biết anh là công tử con nhà giàu, tôi đã từ chối lời tỏ tình của anh. Khoảng cách giữa tôi và anh quá lớn, nếu kéo dài mối quan hệ này chỉ khiến hai người tổn thương càng sâu, đau dài không bằng đau ngắn, thôi thì kết thúc khi tình mới chớm nở thì hơn.
Nhưng anh vẫn không bỏ cuộc và theo đuổi tôi suốt một năm trời. Cuối cùng, sự chân thành của anh đã khiến tôi cảm động. Chúng tôi hẹn hò được một năm thì tính tới chuyện hôn nhân. May mắn thay, bố mẹ chồng tôi là người đi lên từ hai bàn tay trắng nên ông bà cũng không chê bai gì hoàn cảnh của gia đình tôi.
Bố mẹ chồng rất thương tôi, dù tôi xuất thân bần hàn. (Ảnh minh họa)
Sau khi kết hôn, tôi bàn với chồng việc ra ở riêng cho thoải mái nhưng bố mẹ chồng không đồng ý. Không còn cách nào khác, chúng tôi đành phải sống chung với bố mẹ chồng. Ngoài ra, trong nhà còn có em gái của chồng mới ly hôn và dọn về ở chung.
Mặc dù bố mẹ chồng thương tôi nhưng cô em chồng lại khá hách dịch, không ưa tôi chút nào. Những ngày đầu về làm dâu nhà hào môn, tôi cố gắng cẩn trọng trong từng lời ăn, tiếng nói, hành động, đồng thời cũng cố gắng gần gũi với em chồng nhiều hơn để xoa dịu mối quan hệ chị dâu – em chồng. Nhưng chưa đầy 3 ngày sau khi tổ chức đám cưới, cô em chồng đã ra uy với tôi.
Sau khi cả nhà ăn cơm tối, chỉ còn tôi và cô em chồng ở dưới bếp dọn rửa, cô em bất ngờ lên giọng chế nhạo tôi:
- Chị phải có phước lắm mới được gả vào nhà này, nhưng chị đừng tưởng lấy được anh trai tôi thì chị có thể một bước thành phượng hoàng. Làm dâu nhà này chị phải nhớ lấy 3 quy tắc: Thứ nhất, chị hãy nghỉ làm để ở nhà chăm sóc cái nhà này đi. Thứ hai, chị không được cãi lại lời của bố mẹ và tôi. Chúng tôi muốn chị làm gì thì chị phải làm thế đó. Thứ ba, đã đi làm dâu rồi thì chị đừng liên lạc với những người thân nghèo khố rách áo ôm trong nhà chị nữa, đừng có mơ tưởng tới việc trộm tiền nhà tôi để cho họ.
Mới về làm dâu chưa được 3 ngày, cô em chồng đã ra uy với tôi. (Ảnh minh họa)
Nghe cô em chồng nói vậy, tôi tức tới run người, vung tay tát cô một cái rồi nói:
- Em đừng tưởng chị hiền lành, thật thà mà bắt nạt. Chị làm dâu chứ không phải làm osin. Em không cần phải dạy chị phải sống như thế nào, em lo cho thân mình trước đi đã.
Cô em chồng không ngờ được bà chị dâu vốn hiền lành lại ra tay đánh nó, nên nó đã khóc bù lu bù loa lên, chạy đi than thở với mẹ chồng tôi. Tôi không biết cuộc sống sau này ra sao nữa nhưng tôi nghĩ tôi đánh em chồng như vậy cũng không sai. Còn bạn, bạn nghĩ tôi làm vậy có đúng không?