Đã là vợ chồng nên thẳng thắn, thành thật với nhau, nếu cứ giấu giếm và một khi mọi chuyện vỡ lở thì tình cảm vợ chồng rất dễ rạn nứt, thậm chí đổ vỡ hôn nhân. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được điều này.
Ba năm trước, anh Liêu Kiến Thần (hiện 42 tuổi, sống tại Trung Quốc) được giới thiệu cho chị Hồ Hiên (hiện 36 tuổi). Vào ngày gặp mặt, biết chị Hồ từng trải qua một đời chồng và có một cô con gái, người đàn ông chưa từng kết hôn liền quay người bỏ đi.
Anh Liêu những tưởng từ giờ trở đi sẽ không dính dáng gì tới chị Hồ nữa, nhưng ai ngờ bà mẹ đơn thân lại liên tục nhắn tin cho anh. Sau nhiều lần gặp gỡ, cộng với sự thuyết phục của bố mẹ, cuối cùng anh Liêu đã lấy chị Hồ làm vợ.
Không lâu sau khi kết hôn, chị Hồ sinh được một cậu con trai. Để có thời gian chăm sóc con tốt hơn, chị Hồ đã ở nhà và làm mẹ toàn thời gian.
Anh Liêu và chị Hồ đã có với nhau một đứa con trai.
Sau đó, anh Hồ chi 1,3 triệu tệ (hơn 4,2 tỷ đồng) để mua 3 căn nhà, một căn để ở và cho thuê 2 căn, trong đó 2 căn sẽ đứng tên anh và 1 căn đứng tên vợ. Không ngờ khoản vay để mua nhà đứng tên vợ lại không được phê duyệt do điều tra tín dụng, khiến anh Liêu vô cùng bất ngờ.
Điều tra mới biết, bản báo cáo tín dụng của anh chỉ dài 6 trang, nhưng bản báo cáo tín dụng của vợ anh lại dài tới 67 trang, trên đó ghi rõ chị Hồ đã vay tiền từ 29 tổ chức, số tiền nhỏ nhất là 500 nhân dân tệ (1,6 triệu), nhiều nhất là vài nghìn tệ. “Rõ ràng điều kiện gia đình rất tốt, tôi còn cho cô ấy tiền chi tiêu hàng tháng, vậy tại sao phải vay nhiều tiền như thế?”, anh Liêu tức giận nói. Bên cạnh đó, anh cho rằng chị Hồ có mục đích khác khi kết hôn với anh nên đã báo cảnh sát.
Tại đồn cảnh sát, anh Liêu ném vào mặt vợ mình một xấp báo cáo tín dụng rồi quát tháo: “Tất cả là do cô nên tôi mới không được duyệt vay mua dù chỉ là một căn nhà”. “Không vay tôi lấy gì để sống, để nuôi con gái”, chị Hồ phản bác. Anh Liêu bức xúc: “Cô không có chân tay sao? Sao cô không đi làm? Không phải tôi vẫn cho cô tiền à?”.
Anh Liêu bức xúc vì vợ âm thầm vay nợ bên ngoài.
Trước sự chất vấn của chồng, chị Hồ càng đau khổ hơn. Chị cho biết vì không còn cách nào khác nên chị mới phải vay tiền, bởi vì anh Liêu rất coi trọng tiền bạc. Mỗi tháng anh gửi cho chị 3-4.000 tệ (khoảng 10-13 triệu) để lo cho chi phí sinh hoạt của một nhà 6 người.
Anh ghi ghép từng đồng mà chị đã tiêu. Nếu anh hỏi và chị không thể giải thích rõ ràng về khoản chi tiêu đó thì chồng sẽ nổi nóng, thậm chí là sử dụng bạo lực nên chị với con gái phải chuyển ra ngoài ở.
Về vấn đề tài chính, anh Liêu cho biết ngay từ năm đầu kết hôn, anh đã giúp vợ trả nợ 60.000 tệ (khoảng 195 triệu đồng), sau đó mẹ chị trả giúp thêm 40.000 tệ (khoảng 130 triệu đồng) nữa, nên anh mới kiểm soát việc vợ thu chi như vậy. Nào ngờ chỉ trong vài tháng gần đây, vợ lại vay nợ gần 20.000 tệ (khoảng 65 triệu đồng).
Chị Hồ không hề nhận ra vấn đề của mình, luôn cho rằng là vì mình bị ép.
Mẹ chị Hồ cũng rất khó chịu với các khoản vay của con gái. Bà kể, trong cuộc hôn nhân đầu tiên, chị Hồ cũng ở nhà nuôi con và không đi làm, nếu không có tiền thì chị sẽ đi vay trên mạng. Đó cũng là lý do chị Hồ và người chồng đầu tiên ly hôn.
Sau khi kết hôn lần 2, vấn đề này lại tiếp tục tái diễn, nhưng bà cho rằng dù gì đi chăng nữa anh Liêu cũng không nên dùng bạo lực để vợ sợ hãi phải chuyển ra ngoài sống.
“Đón cô ấy về nhà, rồi cô ấy lại tiếp tục vay tiền thì phải làm sao?”, anh Liêu lo lắng nói. Mẹ vợ khuyên nhủ: “Dù sao nó cũng sinh cho con một đứa con trai, nó là mẹ của thằng bé”. “Cô ấy chỉ lo cho con gái, có thèm quan tâm đến con trai mình đâu. Cô ấy có xứng làm mẹ không”, anh Liêu càng bức xúc hơn khi nhắc đến chuyện con cái.
Hai bên tố qua tố lại, màn tranh luận rất căng thẳng nhưng chỉ xoay quanh vấn đề tiền bạc. Chị Hồ đòi ly hôn nhưng anh Liêu lại không chịu. “Em là một người trưởng thành mà vẫn phải tiêu tiền của bố mẹ, chồng cũ, anh cũng đưa tiền cho em, vậy mà em vẫn phải đi vay nợ”, anh Liêu bức xúc.
Mẹ chị Hồ cũng bức xúc về các khoản vay của con gái.
Tuy nhiên chị Hồ không nhận ra vấn đề của mình, khăng khăng nói mình bị ép buộc nên mới phải vay tiền. Anh Liêu càng kích động, yêu cầu vợ hãy tự trả nợ. Đến hiện tại, cả hai vẫn chưa thể hóa giải mâu thuẫn và anh Liêu không thể mua nhà vì vướng mắc các khoản vay.
Cả hai cuộc hôn nhân của chị Hồ đều trục trặc vì một nguyên nhân, nếu chị tự lập một chút thì có lẽ đã tự chủ được cuộc sống chứ không phải phụ thuộc vào chồng và mẹ đẻ. Vậy mới nói, phụ nữ tự chủ kinh tế là một trong những việc người phụ nữ cần làm để nắm giữ hạnh phúc của chính gia đình mình.