Những tưởng chuyện thách cưới đã dần lùi xa theo nhịp sống mới, nào ngờ nhiều nơi vẫn duy trì tục này, thách cưới “trên trời” kéo theo nhiều câu chuyện dở khóc dở cười. Thậm chí, không ít cặp đôi đã đường ai nấy đi, vứt bỏ tình cảm mấy năm trời chỉ vì hai bên gia đình không thống nhất được với nhau chuyện sính lễ, của hồi môn.
Mới đây mạng xã hội Trung Quốc đang xôn xao về màn thách cưới của một cô dâu ở Trung Quốc. Theo đó, cô dâu và chú rể quen biết nhau qua mai mối, không lâu sau hai gia đình đã bàn tới chuyện cưới xin. Cô gái tuy còn trẻ nhưng không phản đối việc kết hôn sớm, tuy nhiên cô cũng có yêu cầu về cuộc hôn nhân này, đó là chú rể phải có nhà riêng ở thành phố trước khi cưới.
Giải thích về yêu cầu này, cô dâu nói rằng ngôi nhà là nền tảng của tổ ấm, hơn nữa sau khi cưới hai vợ chồng tốt nhất nên ở riêng với bố mẹ để vợ chồng trẻ có không gian riêng cũng như tránh xích mích với bố mẹ. Ngoài ra, nhà gái còn yêu cầu nhà trai mua thêm một chiếc ô tô và gửi khoản sính lễ trị giá 200.000 tệ (gần 700 triệu đồng). Để con trai cưới được vợ, bố mẹ chàng trai đồng ý với nhà gái đưa ra, gửi lễ vật theo yêu cầu khiến cô gái vui vẻ vô cùng.
Sính lễ nhà trai dành cho nhà gái.
Tưởng rằng mọi việc đã thu xếp xong xuôi, đám cưới sẽ diễn ra suôn sẻ, nhà trai chỉ cần đón cô dâu về nhà nữa là được. Nào ngờ trong đám cưới, cô dâu lại đưa ra thêm một yêu cầu quá đáng khiến chú rể tức đến nỗi bật khóc. Cụ thể, cô dâu yêu cầu chú rể nhường lại phòng tân hôn, tức căn nhà bố mẹ chú rể bỏ tiền mua cho hai vợ chồng, cho em trai của cô.
Chú rể cho rằng, khoản thách cưới trước đó của cô dâu tuy cao nhưng dù sao sau khi kết hôn phần lớn đều về túi hai người. Nhà cả hai cùng ở, xe cả hai cùng đi, không đi đâu mà thiệt. Nhưng, việc nhường phòng tân hôn của mình cho em vợ quả thật anh không thể chấp nhận được. Đó là tiền mồ hôi nước mắt, dành dụm cả đời của bố mẹ anh, sao anh có thể dâng cho người khác được chữ.
Thấy chú rể không đồng ý, cô dâu liền uy hiếp nếu không đồng ý với yêu cầu của cô, cô sẽ không lên xe hoa. Thấy giờ đẹp sắp đến, ai cũng trông ngóng cô dâu chú rể, chú rể bất lực bật khóc, đành quỳ xuống van xin, kể lể khó khăn của gia đình mình mong vợ tương lai hồi tâm chuyển ý nhưng vẫn không thể lay chuyển được tâm ý của cô dâu.
Chú rể bật khóc trước yêu cầu vô lý của cô dâu trong ngày cưới.
Trong cơn tức giận, chú rể tuyên bố không lấy vợ nữa, hủy bỏ hôn lễ. Đến lúc này, người thân và bạn bè của cô dâu mới đứng ra khuyên nhủ: “Cô không làm thế được, sao có thể chồng nhường lại phòng tân hôn của mình chứ?”. Sau đó dưới sự thuyết phục của mọi người, cô dâu mới chịu lên xe hoa, hôn lễ diễn ra bình thường.
Sính lễ để cưới hỏi là điều không thể thiếu trong các đám cưới truyền thống ở Việt Nam và nhiều nước khác. Song, hai bên gia đình cũng nên bàn bạc dựa theo hoàn cảnh của nhau sao cho hợp lý. Đừng để chuyện vui lại hóa chuyện buồn, hay sau khi cưới hai vợ chồng lại phải gồng gánh cả đống nợ trên vai.