Chồng tôi sống gia trưởng và cư xử thiếu công bằng giữa đôi bên nội ngoại. Trong mọi tình huống, anh đều tỏ rõ thái độ nhất bên trọng, nhất bên khinh. Với bố mẹ anh, lúc nào anh cũng yêu cầu vợ phải chăm sóc chu đáo, thậm chí với anh em anh, tôi cũng không được phép để mất lòng. Mỗi lần bên nội có việc, anh đều sai vợ về sớm chuẩn bị từ hôm trước, dặn đi dặn lại:
“Phận làm dâu em liệu lo cho chu toàn. Đừng để người ngoài nhìn vào đánh giá”.
Thế nhưng với bố mẹ vợ, anh lại thờ ơ, sống thiếu trách nhiệm. Mặc dù sống cách nhà ngoại chưa đầy chục 10 cây số nhưng có khi vài tháng anh mới sang thăm bố mẹ vợ được một lần. Mỗi lần sang cũng chỉ ngồi chơi chớp nhoáng cho có lệ là đứng dậy về. Còn bên nội, cách gần 20km nhưng hầu như cuối tuần nào anh cũng yêu cầu cả gia đình về chơi cho ông bà vui.
Đợt này vào hè, trời bắt đầu oi bức, mỗi lần về nội chơi, chồng tôi lại than thở với vợ:
“Trời chưa nắng lắm nhưng oi bức khó chịu. Ông bà bên nhà chỉ có mỗi 2 cái quạt, anh ngồi vã hết mồ thì mấy nữa nắng nóng cao độ, chịu sao nổi. Anh tính phải mua biếu bố mẹ cái điều hòa mới được”.
Tôi chưa bao giờ phản đối việc chồng bao hiếu bố mẹ nên đồng ý và bảo:
“Vầng, tiện mình mua biếu luôn ông bà ngoại 1 chiếc. Nhà ông bà cũng nóng. Trước mình chưa có điều kiện thì không nói, giờ tài chính ổn hơn rồi, thi thoảng cũng phải quan tâm, chăm lo cho sức khỏe của 2 bên gia đình”.
Tôi chưa bao giờ phản đối chồng báo hiếu bố mẹ nên đồng ý luôn, đồng thời nhắc anh mua thêm cho cả nhà ngoại. (Ảnh minh họa)
Nghe vợ nói, anh im lặng không đáp lời khiến tôi tưởng chồng cũng tán thành. Ai ngờ vài hôm sau, giặt quần áo, tôi thấy có hóa đơn mua 1 chiếc điều hòa ở trong túi quần anh, liền đoán ngay anh đã mua biếu ông bà nội, tiếp tục bỏ bơ bên bố mẹ vợ như mọi khi.
Tối đó, đợi anh đi làm về, tôi hỏi:
“Anh mua điều hòa cho ông bà nội rồi hả?”.
Mặt anh tỉnh bơ:
“Thì anh đã bàn với em rồi đó thôi. Em cũng đồng ý còn gì nữa”.
“Đúng là em đồng ý nhưng cũng đã nói rõ mua biếu cả ông bà ngoại. Sao anh không mua cho ông bà luôn?”.
Nghe vợ hỏi lại, mặt anh biến sắc, 2 mày chau lại, giọng khó chịu:
“Bên ngoại để năm sau”.
“Năm sau là năm nào?”.
Bị tôi hỏi dồn, anh đỏ mặt quát vợ:
“Năm nào là việc của anh. Em bỏ cái kiểu lấy chồng rồi vẫn suốt ngày đòi mua sắm, biếu xén nhà đẻ đi. Việc của em là tập trung chăm lo cho gia đình nhà chồng. Nên ngoại có biếu cũng được, không có chẳng sao”.
Bị tôi hỏi dồn, anh đỏ mặt quát vợ. (Ảnh minh họa)
Câu nói của chồng giống như giọt nước làm tràn ly, bao nhiêu ấm ức trong tôi phút ấy muốn bùng phát ra cả. Vậy là tôi bước tới, đứng trực diện anh để thẳng thắn bảo:
“Hôm nay em nói rõ luôn để anh hiểu, từ ngày làm vợ anh tới giờ, em luôn chăm sóc bố mẹ anh tận tình như chính bố mẹ đẻ của mình. Điều duy nhất em cần chính là anh cũng biết quan tâm với nhà ngoại như em đối xử với nhà chồng. Vậy mà anh lại sống nhất bên trọng nhất bên khinh.
Thực ra, không cần anh biếu, bố mẹ tôi vẫn có điều hòa để dùng, chẳng qua nó thể hiện cách ứng xử của chàng rể với nhà vợ. Vậy thì từ hôm nay, tôi sẽ nhìn gương anh để sống, anh đối xử với bố mẹ tôi ra sao, thì tôi cũng cư xử với nhà nội như thế. Mọi thứ trên đời này vốn phải có đi có lại mới toại được lòng nhau anh ạ. Nếu anh đã không là rể hiền, thì cũng đừng yêu cầu vợ phải làm dâu thảo”.
Ức chế quá, mặt tôi đỏ gay. Vừa hay đúng lúc bố mẹ tôi gọi điện cảm ơn con rể đã mua biếu điều hòa. Chồng tôi ngây người nhìn vợ. Tôi chẳng buồn giải thích nhưng anh cũng tự hiểu rằng khi thấy anh chỉ biếu điều hòa nhà nội, tôi đã lấy danh nghĩa của chồng mua biếu điều hòa bên ngoại, để tiếng thơm cho anh. Và cũng muốn anh biết cư xử thế nào mới là công bằng giữa nội và ngoại. Trước cách hành xử của vợ, chồng tôi hiểu mình đã sai cũng như biết rằng sức chịu đựng của vợ đã đi tới giới hạn cuối cùng nên không dám nói thêm nửa lời nào nữa.