Phát hiện có thai sau khi ly hôn một tháng, tôi nhắn tin cho chồng cũ và nhận lại 5 từ

Mẹ chồng khôn khéo luôn biết giữ khoảng cách hợp lý trong mối quan hệ với con dâu. Quá xa cách thì lạnh nhạt, mà quá gần gũi lại dễ dẫn đến xích mích.

Người ta vẫn nói mối quan hệ khó xử lý nhất trên đời chính là mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Thực ra, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu không phải bẩm sinh đã có, mà thường bắt nguồn từ môi trường sống, cách giáo dục và điều kiện kinh tế của hai bên.

Muốn hòa giải được mâu thuẫn này, cần bắt đầu từ phía mẹ chồng. Là bậc trưởng bối, mẹ chồng nên bao dung, thấu hiểu và hỗ trợ con cái đúng cách. Mà sự giúp đỡ lớn nhất mẹ chồng có thể dành cho con dâu không phải là trông cháu, cũng chẳng phải mua nhà hay mua xe, mà chính là làm được 6 điều sau đây:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

1. Không can thiệp vào mâu thuẫn vợ chồng

Hôn nhân nào cũng có lúc cơm không lành, canh không ngọt, dù bề ngoài có thể rất hạnh phúc, bên trong vẫn không tránh khỏi va chạm. Như ông bà ta có câu: “Vợ chồng không có giận nhau qua đêm". Nếu không phải chuyện nguyên tắc, vài ngày là hòa.

Nhưng nhiều mẹ chồng vì lo lắng mà lao vào can thiệp ngay khi thấy vợ chồng cãi nhau. Điều này dễ khiến chuyện nhỏ hóa lớn, mâu thuẫn trầm trọng hơn. Vì vậy, mẹ chồng tốt nhất không nên tham gia vào những chuyện xích mích riêng tư của hai vợ chồng.

2. Không can dự vào việc dạy cháu

Nhiều mẹ chồng vì nghĩ mình có kinh nghiệm nên muốn góp phần vào việc giáo dục cháu. Dù ý tốt, nhưng hành động này dễ gây xung đột. Người mẹ thực sự của đứa trẻ là con dâu, cô ấy có cách riêng để dạy con biết đúng sai.

Nếu mẹ chồng can thiệp quá nhiều, dễ khiến con dâu không hài lòng và mối quan hệ giữa hai người cũng vì thế mà nảy sinh căng thẳng.

3. Công nhận sự hy sinh của con dâu

Con dâu là người gánh vác rất nhiều trách nhiệm trong gia đình, từ chăm sóc con cái đến lo toan mọi việc lớn nhỏ. Là mẹ chồng, việc công nhận và trân trọng những nỗ lực ấy là điều cần thiết. Tuyệt đối không nên làm ngơ hoặc phủ nhận, vì điều đó chỉ khiến mâu thuẫn ngày một sâu sắc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4. Giữ khoảng cách phù hợp

Khoảng cách phù hợp là tùy vào tình hình mỗi gia đình, có thể đơn giản là gọi điện vài ngày một lần, gặp gỡ vào dịp lễ Tết – giữ một mối quan hệ vừa thân vừa có khoảng không cần thiết, như thế sẽ dễ bền lâu.

5. Không thiên vị con trai mình

Nhiều gia đình bất hòa bắt nguồn từ việc mẹ chồng quá thiên vị con trai. Dù chuyện gì xảy ra, mẹ chồng cũng bênh con, cho rằng con trai mình đúng còn con dâu thì sai.

Điều này không chỉ khiến con dâu tổn thương mà còn phá vỡ sự hòa hợp của cả nhà. Nếu con trai sai, mẹ chồng cũng cần công bằng mà chỉ ra lỗi, đừng vì tình thân mà mù quáng thiên vị.

6. Chấp nhận sự khác biệt trong lối sống

Mỗi thế hệ có cách sống khác nhau. Người lớn tuổi thường giữ nếp sống tiết kiệm, cần cù, chịu thương chịu khó. Trong khi đó, người trẻ lại có xu hướng sống thoải mái, thích đi dạo, xem phim, ngủ nướng cuối tuần…

Nếu mẹ chồng biết chấp nhận sự khác biệt này, mối quan hệ giữa hai thế hệ sẽ bớt căng thẳng, thêm phần hài hòa và dễ chịu hơn.

Nàng dâu Bắc Bling kể chuyện làm dâu Đà Nẵng: Được mẹ chồng thương như con gái, về quê thoải mái order món ngon