Võ Đại Lang, anh trai Võ Tòng, tuy chỉ là một nhân vật phụ trong bộ phim nổi tiếng một thời Thủy Hử nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả với vóc dáng thấp bé và cuộc đời bi đát. Tuy nghèo và không có ngoại hình nhưng anh cưới được cô vợ xinh như hoa như ngọc Phan Kim Liên.
Cưới được vợ xinh, anh yêu chiều vợ hết mực, mỗi ngày đi bán bánh bao về đưa tiền cho vợ. Nhưng Phan Kim Liên lại lẳng lơ, cuối cùng cùng nhân tình hãm hại chồng mình. Những tưởng nhân vật này chỉ có ở trong phim, trong tiểu thuyết nhưng không ngờ ngoài đời thật cũng có một Võ Đại Lang như thế. Đó chính là câu chuyện của ông Vương Hiển Đông, sinh năm 1969 tại tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc.
Bị dị tật ở chân từ nhỏ, đi lên từ nghề bán bánh
Hiển Đông xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Vốn sinh ra với một cơ thể khỏe mạnh nhưng không may đến 1 tuổi, anh mắc bệnh viêm đa cơ, khiến anh không những phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa mà dây thần kinh cột sống cũng bị tổn thương, khiến anh không thể duỗi thẳng eo và đi lại bình thường. Vì không có đủ tiền chữa bệnh nên tình trạng của anh ngày càng tồi tệ hơn, dần dần chân anh bị dị tật, lưng gù.
Vì mắc bệnh nên chân của Hiển Đông bị tật.
Chính vì ngoại hình khác biệt nên từ nhỏ Hiển Đông đã bị bạn bè chế giễu, bắt chước dáng đi của anh. Dù tức giận nhưng anh không làm được gì ngoài im lặng. Tuy nhiên, trong thâm tâm anh không muốn chấp nhận số phận, anh muốn có cuộc sống tốt hơn để khiến tất cả những người coi thường anh phải cúi đầu xấu hổ.
Năm 12 tuổi, Vương Hiển Đông quyết định bỏ học, giúp bố mẹ buôn bán. Vì căn bệnh hồi nhỏ nên khi trưởng thành ông cũng chỉ cao đúng 1.4m, công việc lại vô cùng vất vả.
Mỗi ngày anh đều gánh hàng đi khắp nẻo đường rao bán bánh, đêm về thì ngâm gạo và xay bột. Tuy vất vả nhưng anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi phụ giúp được cho gia đình, không còn là gánh nặng của bố mẹ nữa.
Vì tật nguyền nên anh được nhiều người thương cảm, mua hàng ủng hộ. Sau khi ăn bánh thấy ngon, dần dần Hiển Đông có nhiều khách quen, bán hàng ngày càng chạy.
Sau vài năm cố gắng, Hiển Đông có một số vốn. Những năm cuối thập niên 80, mọi người rất chuộng trò chơi này, đi đâu cũng có có bàn bida nhưng nơi anh ở thì không. Nắm bắt cơ hội này, Hiển Đông dốc hết vốn liếng mua thêm mấy bàn bida và nước giải khát về, trở thành ông chủ kinh doanh nghề này đầu tiên trong thị trấn.
Việc kinh doanh diễn ra rất tốt, sàn bida của anh sớm nổi tiếng cả khu vực đó. Kiếm được tiền, Vương Hiển Đông dần tự tin hơn. Khi ấy anh đã ngoài 20, thấy sự nghiệp cũng tạm ổn nên anh quyết định tìm kiếm tình yêu.
Hiển Đông từng kiếm được nhiều tiền nhờ mở quán bida.
“Chú lùn” 1.4m cưới vợ xinh cao 1.6m
Ngày đó Hiển Đông “cảm nắng” một cô gái họ Trần, xinh xắn và hiền lành. Cô không chê bai ngoại hình của anh, ngược lại cảm mến bởi tính cách chân thành, tốt bụng, thông minh và lanh lợi của Hiển Đông.
Sau một thời gian hẹn hò, cô đưa Hiển Đông về nhà ra mắt và vấp phải sự phản đối kịch liệt của bố mẹ. Khi ấy, bố cô đã chỉ thẳng mặt anh mắng chửi: "Anh định hại đời con gái tôi à?”.
Mối tình đầu của anh cứ như vậy mà kết thúc. Bị tổn thương vì tình, sự tự tin được Hiển Đông xây đắp bao lâu nay bỗng chốc bị nghiền thành từng mảnh nhỏ. Anh vùi đầu vào công việc để quên đi cay đắng.
Nào ngờ trong những ngày tuyệt vọng đó, Hiển Đông lại gặp được Lưu Tổ Phần, cao 1m6, khá xinh đẹp, tính tình bộc trực, hay cười và là nhân viên bán hàng trong một cửa hàng quần áo. Chính cô gái này đã chủ động tán tỉnh Hiển Đông.
Hiển Đông và vợ Tổ Phần.
Ngày nào cô cũng đến quán bida của Hiển Đông chơi. Về phía Hiển Đông, anh biết Tổ Phần có ý với mình nhưng anh không dám đón nhận vì nỗi buồn trong quá khứ.
Thế nhưng vào ngày sinh nhật năm ấy, anh suýt còn quên ngày sinh nhật của mình nhưng Tổ Phần lại nhớ. Cô tặng cho anh một đôi giày da mới. Đáng nói, vì lý do thể chất nên kích cỡ chân của Hiển Đông khác nhau, nhưng Tổ Phần lại biết chính xác. Cô mua hẳn 2 đôi, lấy mỗi đôi một chiếc để ghép lại thành một cặp tặng cho Hiển Đông. Chính vì điều này đã khiến lớp phòng thủ của Hiển Đông bị phá vỡ, anh nhận lời yêu của Tổ Phần và cặp đôi kết hôn sau gần một năm hẹn hò.
Sau khi cưới vợ, Hiển Đông cảm thấy bản thân cần phải cố gắng kiếm tiền hơn nữa để lo cho vợ, sau này còn cho con cái cuộc sống đủ đầy.
Chuyển hướng kinh doanh làm triệu phú và cái kết bi đát của cuộc hôn nhân
Thời gian đó, việc kinh doanh của quán bida sa sút nên Hiển Đông bắt đầu chuyển hướng bán quần áo. Tuy nhiên, việc kinh doanh không thành công khiến anh thua lỗ khá nhiều.
Sau đó, anh bán cửa hàng quần áo, dồn tiền đầu tư vào máy chơi game. Nhờ biết chớp thời cơ, anh nhanh chóng trở nên giàu có. Khi kiếm được món tiền lời, anh bắt đầu mở rộng kinh doanh.
Sau vài năm bôn ba, tới năm 2004, Hiển Đông đã thành lập được công ty riêng, trở thành chủ tịch kiêm tổng giám đốc của tập đoàn Trùng Khánh Đồng Huy. Ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, anh là giám đốc của 9 công ty, tài sản cá nhân lên đến hơn 180 triệu đô la, cùng vợ con sống trong căn biệt thự đắt giá.
Sau khi phất lên, Hiển Đông đưa vợ con vào sống trong biệt thự.
Thế nhưng khi giàu có rồi, tình cảm của hai vợ chồng Hiển Đông lại dần rạn nứt, những cuộc mâu thuẫn tăng dần lên. Không phải vì Hiển Đông “sang đổi vợ”, ngược lại ông rất trân quý người vợ tào khang của mình. Ông không để Tổ Phần làm bất cứ việc gì, thuê cho cô một giúp việc và một tài xế riêng, mỗi tháng đưa cho vợ 20.000 tệ (hơn 66 triệu đồng) tiêu vặt mỗi tháng.
Tuy nhiên Tổ Phần lại không hề cảm kích, cô coi đó là điều hiển nhiên mình xứng đáng được nhận, thậm chí còn chê tiền chồng đưa quá ít. “Tôi là một cô gái bình thường, xinh đẹp và xuất sắc. Tôi lấy anh là may mắn của anh, anh đương nhiên phải đối xử tốt với tôi”, đó là câu Tổ Phần hay nói với chồng.
Thực ra điều khiến Tổ Phần bất bình nhất ở chồng không phải vì tiền Hiển Đông đưa cho cô mà là vì vấn đề con cái. Sau khi kết hôn, họ sinh được một đứa con, nhưng đứa trẻ này cũng mắc bệnh giống Hiển Đông và không thể chữa khỏi. Tổ Phần đã đổ hết lỗi lầm lên đầu chồng, vì vậy tình cảm vợ chồng mới dần rạn nứt.
Hiển Đông chấp nhận hết những lời phàn nàn, chỉ trích của vợ. Anh làm việc chăm chỉ hơn để kiếm tiền, không bao giờ từ chối yêu cầu của vợ dù là vô lý. Tuy nhiên Tổ Phần ngày càng quá đáng hơn, cô thường xuyên ra ngoài uống rượu và đi chơi thâu đêm, thậm chí dùng tiền của chồng để nuôi trai trẻ bên ngoài.
Đối với tất cả những điều này, Hiển Đông đều giả vờ không biết. Cho đến một ngày, dòng tiền của công ty gặp vấn đề, và anh muốn thế chấp căn biệt thự của mình để giảm bớt áp lực nợ nần. Tên được viết trên biệt thự này thuộc về cả hai vợ chồng nên cần có chữ ký của Tổ Phần.
“Muốn có chữ ký của tôi cũng dễ thôi. Anh bỏ ra 300.000 tệ (hơn 1 tỷ đồng) tôi sẽ ký”, Tổ Phần nói với chồng. “Suốt ngày cô chỉ nghĩ đến tiền, chỉ biết có tiền”, Hiển Đông tức giận trách mắng vợ.
Không chịu thua kém, cô ta đã mạnh tay tát chồng ngay trước mặt người ngoài. Cuối cùng, Hiển Đông vẫn phải bỏ ra 200.000 tệ (khoảng 700 triệu đồng) để đổi lấy chữ ký của vợ.
Lưu Tổ Phần bị bắt sau khi sát hại chồng.
Từ ngày đó, Tổ Phần luôn cảm thấy khó chịu với chồng và bắt đầu nảy ra ý định giết hại chồng. Cô ta lo sợ cứ chung sống thế này thì cuối cùng sẽ chẳng còn gì trong tay.
Vậy là tháng 3/2007, Tổ phần mua hơn 10 lọ thuốc ngủ về nhà rồi nhân cơ hội cho thuốc vào cháo của chồng. Nửa đêm Hiển Đông khát nước, nhờ vợ lấy nước hộ. Lúc này, cô ta lại cho thêm thuốc vào nước, nhưng số thuốc đó vẫn không lấy được tính mạng của Hiển Đông.
Đến rạng sáng, Tổ Phần quyết định dùng chăn bông bịt mũi miệng chồng để anh chết ngạt. Cuối cùng, Hiển Đông đã qua đời ngay dưới tay người vợ đầu ấp tay gối khi mới 45 tuổi. Tổ Phần bị bắt ngay sau đó vì phương thức gây án của cô ta đầy rẫy sơ hở.