Tôi và Khang quen nhau trong một lần đi làm tình nguyện viên. Anh là người ít nói nhưng nhiệt tình và không nề hà việc gì. Ngay lần nói chuyện đầu tiên tôi đã kết anh bởi sự khiêm tốn và tâm lý. Kết thúc tình nguyện, chúng tôi trở thành người yêu của nhau.
Suốt một năm qua, mỗi khi nhà Khang có việc gì anh đều đưa tôi về ăn cơm. Mẹ anh vẫn đang còn công tác nhưng bố thì nằm một chỗ không thể làm gì được. Khang bảo 4 năm trước, bố anh ấy đi xe máy thì xảy ra va chạm với xe hơi. Ngày đó tưởng ông không qua khỏi nhưng gia đình đã dốc hết toàn bộ tiền để cứu bố.
Bác gái và Khang đi làm cả ngày, không thể lo chuyện ăn uống và quản bố nên phải thuê người làm. Bác giúp việc tên Thủy rất chăm chỉ và tốt bụng nên mọi người trong gia đình rất quý mến bác ấy, coi như người thân.
Trong khi tôi đang hoang mang về kinh tế của Khang thì anh ấy nói ngay:
“Ngày trước gia đình anh cũng khá giả lắm, bố anh kiếm mỗi tháng 60 triệu. Nhưng từ ngày bố nằm một chỗ tháng nào cũng phải tốn kém tiền chữa trị mà tiền làm không ra. Vì thế bây giờ bên ngoài nhìn nhà anh to đẹp và giàu thế nhưng bên trong không còn gì nữa. Nếu em thật lòng yêu thì hãy cùng anh vượt qua khó khăn này, còn không có thể chia tay, anh không ngăn cản”.
Ngay lần nói chuyện đầu tiên tôi đã kết anh bởi sự khiêm tốn và tâm lý. (Ảnh minh họa)
Lúc đó tôi cho rằng anh nói dối và đang thử lòng bạn gái. Nhà anh có đầy tiền vàng cất kỹ đâu đó nhưng vẫn giả nghèo giả khổ. Vậy nên dù bạn trai than khổ thế nào đi nữa tôi vẫn quyết tâm cưới bằng mọi giá.
Tuần vừa rồi là đám cưới của chúng tôi. Trong buổi tiệc, tôi thấy mẹ chồng đeo khá nhiều vàng trên cổ và tay. Bà cũng trao tặng tôi số vàng là 4 cây.
Tôi muốn nói chuyện riêng với chồng hoặc mẹ chồng mà mãi không mở miệng ra nói được.
Chiều hôm qua, tôi đi làm về sớm nên xuống bếp phụ bác Thủy làm bữa tối. Trong lúc 2 bác cháu nói chuyện, tôi hỏi về chuyện mẹ chồng đưa vàng cho bác ấy là sao. Bác giúp việc ngập ngừng một lúc rồi nói:
“Thấy bà chủ cưới con trai mà không đeo cái gì trên người nhìn kém sang và người ngoài sẽ đánh giá nên bác đã cho mẹ cháu mượn vàng để đeo”.
Tôi thắc mắc:
“Lương của mẹ chồng cháu không đủ mua lấy cái dây chuyền ư, sao phải đi mượn vàng đeo trong ngày con trai cưới thế?”.
Tôi đi làm về sớm nên xuống bếp phụ bác Thủy làm bữa tối. (Ảnh minh họa)
Bác Thủy nhẹ nhàng giải thích, tuy lương mỗi tháng của mẹ chồng tôi được gần 20 triệu nhưng phải lo trả thuốc thang mỗi tháng cho ông, lo trả tiền người làm nên làm gì có tiền tích lũy mua vàng.
Bác bảo ngày bố chồng chưa gặp chuyện, mẹ chồng tôi sống trong nhung lụa, chẳng lo đến chuyện tiền nong, từ ngày ông nằm một chỗ thì việc gì cũng đến tay, bà là người thật tội nghiệp.
Bác Thủy khen mẹ chồng tôi là người đàn bà tốt bụng và mạnh mẽ. Mỗi tháng tiêu tốn rất nhiều tiền cho ông nhưng bà không kêu than nửa câu, một mình âm thầm chịu đựng. Có lần mẹ chồng tôi đã nói số phận nó thế phải ráng vượt qua, trốn tránh rồi chắc gì tương lai đã tốt hơn hay lại càng thê thảm.
Tôi hỏi về số vàng mà mẹ chồng tặng con dâu trong ngày cưới là mượn từ đâu. Bác Thủy cười nói là số tiền của chồng tôi làm ra và gửi cho mẹ lo thuốc thang chữa trị cho bố. Nhưng mẹ không lấy vào đồng nào mà mua hết vàng tặng cho con dâu.
Mẹ chồng tôi quả là người phụ nữ tuyệt vời, bà đáng là tấm gương để tôi noi theo.