Cho đi là còn mãi
Mỗi ngày tiệm tóc Sinh Anh đều bận rộn với lịch tạo mẫu tóc của khách hàng. Khách đến với tiệm vừa là khách mới vừa là khách quen lâu năm. Số lượng khách đông, số lượng học viên cũng không kém, mỗi năm anh đào tạo cả trăm học viên. Nhiều người thắc mắc sao anh lại truyền hết bí quyết nghề của mình đi như vậy thì anh chỉ cười nói: “Cho đi là còn mãi cơ mà đi đâu mà thiệt”.
Ông chủ sinh năm 1985 chia sẻ trước khi có một cơ ngơi như thế này thì anh từng là thợ phụ tại một cửa hàng tóc lâu đời ở Hà Nội, ông chủ ở đây cũng là người có tiếng trong ngành. Quán anh làm thuê lúc nào cũng tấp nập khách ra vào, khách muốn được cắt tóc thì phải lấy số xếp hàng, thợ phụ đông nhưng cửa hàng chỉ có một thợ chính.
Từng chật vật học nghề anh hiểu rằng không thể giữ nghề riêng cho mình mãi được.
"Làm thầy - đừng làm thợ lành nghề"
Câu chuyện của người chủ tiệm tóc cũ đã khiến anh Sinh Anh trăn trở suốt một thời gian dài, ngay cả khi cửa hiệu của anh đã có “số má” trên thị trường tóc Việt. Theo anh, lối tư duy sợ người khác giỏi hơn mình không chỉ khiến công việc bị trì trệ, kém phát triển mà còn khiến bản thân thiếu đi tinh thần học hỏi, cầu tiến.
Không chỉ trong ngành tóc mà rất nhiều ngành nghề khác ở Việt Nam, ít người thợ lành nghề có tư duy làm thầy. Bản thân chỉ muốn giữ cho riêng mình chứ không chia sẻ nghề với ai. Với vai trò làm một doanh nhân làm công việc sáng tạo anh cho rằng quản lý công việc, tin tưởng vào thợ của mình cũng là cách để phát triển sự nghiệp.
Các lớp đào tạo của anh nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ yêu nghề.
“Thay vì nghĩ mình dạy người ta, rồi người ta vượt mình, người làm nghề cần hướng tới những giá trị tích cực hơn, ví dụ: dạy người khác cũng là một cách trau dồi lại kiến thức, một lần dạy chính bằng một lần nâng cao tay nghề”, ông chủ sinh năm 1985 chia sẻ.
Hàng năm, ông chủ tiệm tóc Nhữ Sinh Anh đào tạo nhiều thợ làm tóc chuyên nghiệp.
Người thợ cắt tóc khi truyền nghề cho người khác đồng nghĩa với việc sẽ có một thế hệ trẻ, tư duy táo bạo hơn kế nhiệm và phát triển công việc của mình. Nhờ đó bản thân cũng sẽ có thêm thời gian nghiên cứu, tìm tòi những điều mới, hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn.
“Cắt tóc đẹp, nhuộm tóc độ đáo rồi, anh có thể học cách mở chuỗi, từ một thành nhiều cửa hàng. Truyền nghề, sợ bị vượt mặt thì càng có động lực để học cái mới. Còn nếu cứ tính cua trong lỗ, sợ không dám chia sẻ với ai, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn", anh chia sẻ.
Thật không khó để bắt gặp những video chia sẻ bí quyết, công thức để sở hữu một mái tóc đẹp trên Facebook hay Tiktok 3,5 triệu người theo dõi của tay kéo Nhữ Sinh Anh. Bên cạnh đó, hàng năm anh cũng nhận đào tạo nhiều bạn trẻ đam mê với nghề tóc.