Súp lơ xanh và súp lơ trắng có hàm lượng vitamin C tương đối cao, từ 50 đến 60mg vitamin C trên 100g, nhưng súp lơ xanh lại có hàm lượng carotene rất cao.
Mỗi 100g súp lơ xanh chứa 7210 microgam carotene, gấp 240 lần súp lơ trắng. Việc bổ sung carotene một cách thích hợp có thể giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch khỏi sự tấn công của các phân tử gốc tự do và có tác dụng tăng cường miễn dịch đáng kể. Ngoài ra, chất flavonoid có trong súp lơ xanh là chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Người trung niên và người già mắc bệnh tim mạch nên ăn súp lơ xanh.
Để nấu súp lơ xanh, hầu hết nhiều người đều cho rằng luộc chúng trong nước sạch là cách tốt nhất để ăn. Tuy nhiên, nếu luộc súp lơ xanh, chất flavonoid có trong súp lơ xanh là chất hòa tan trong nước, dễ bị phá hủy trong nước sôi ở nhiệt độ cao, do đó làm mất đi chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Vi vậy đầu bếp đã mách rằng, cách nấu súp lơ để giữ được chất có trong nó tốt nhất chính là hấp cách thủy và thời gian hấp khoảng 5 phút. Lúc này, màu sắc của súp lơ vẫn xanh và tươi sáng. Các carotenoid trong bông cải xanh có tỷ lệ hấp thụ tốt hơn sau khi đun nóng.
Cách hấp rất đơn giản. Súp lơ tách thành các miếng nhỏ theo cách nhánh hoa. Nếu bạn cắt bằng dao nó dễ bị vụn. Không tách miếng to quá hấp sẽ lâu chín.
Cho súp lơ vào chậu nước sạch, thêm nước và chút muối ngâm trong 10 phút để sâu và bụi bẩn bong ra. Sau đó rửa lại với nước sạch vài lần.
Đun sôi nồi nước, cho súp lơ vào xửng rồi đặt xửng lên nồi.
Đậy vung, hấp trong 5-7 phút tùy theo kích cỡ miếng súp lơ bạn tách.
Khi hấp súp lơ xanh, bạn có thể cho một ít tôm vào để tăng vị mặn và vị umami (vị ngon) cho món ăn này và tạo cảm giác ngon miệng hơn. Tôm là loại thịt có hàm lượng protein cao, ít chất béo tốt cho sức khỏe, mỗi 100g tôm đỏ chứa 10,4 gam protein và chỉ 0,7 gam chất béo, tốt cho cơ thể.
Lúc này bạn đã có món súp lơ xanh ngon, ngọt tươi xanh, để thưởng thức mà không hề lo mất chất rồi! Chúc các bạn thành công!